Thursday, March 25, 2021

hình



hình ảnh 0

1



2


3







Biệt Kích
Nhớ Về Trường Sơn https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/07/nho-ve-truong-son.html


*







Huỳnh Văn Lân AKA Huỳnh Quốc Lân
Hoa tiêu Phản Lực Cơ A7 và F5E Không đoàn 81 chiến thuật vùng I Phục vụ vùng hỏa tuyến tại căn cứ Đà Nẵng



Thiếu Tá Không Quân Hồ Tấn Đạt




PHI ĐOÀN 718 THIÊN LONG 718

Biệt đội thiên long 718


Biệt đội thiên long 718







PHI ĐOÀN 716 HOÀNG LONG VÀ PHI ĐOÀN 718 THIÊN LONG PHI ĐOÀN 716 HOÀNG LONG Phi đoàn Quan sát và Trắc giác



EC 47 D

NGUYỄN VĂN XUÂN Biệt đội 7 KTĐB với chiếc U- 6A tại phi trường dã chiến căn cứ Đồng tâm Sư đoàn 7 Bộ binh Phi cơ U.6A (L20) có mặt trên chiến trường Việt Nam từ năm 1958. Vào khoảng đầu năm 1965, phi cơ U.6A (L20) được thu hồi để trang bị cho hai Phi Ðoàn Trinh Sát 716 và 718 (Reconnaissance Squadron) và hai Phi Ðoàn Liên Lạc 312 và 314 ở TSN, (Các Phi Ðoàn 312, 314 được Mỹ gọi là Special Missions Squadron, hay còn gọi là Phi Ðoàn VIP).

· U.6A (L20): Vừa liên lạc vừa có thể cải biến để phóng thanh và rãi truyền đơn chiêu hồi, gọi chung là nhiệm vụ Tâm lý chiến, (Psychological Warfair, Psywar).

Ðặc biệt, L20 hay U.6A (và U.17) còn đảm trách nhiệm vụ trắc giác. Ðây là nhiệm vụ khó khăn và rất mật (secret), do chính Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu chỉ huy. Trắc giác là làm sao tìm vị trí của các đài phát sóng của địch để tiêu diệt chúng. Ðây là một nhiệm vụ “tình báo điện tử”. Phi cơ EC-47 thuộc SÐ 5 KQ trước kia, được dùng để điều chỉnh các beacon (vô tuyến đăng) như radio compass chẳng hạn, nhiệm vụ đó tuy cũng khó khăn nhưng không mật như trắc giác.

Hảng sản xuất : de Havilland Aircraf of Canada Ltd. Ðộng cơ Pratt & Whitney R-985-AN, 450 hp. Sải cánh 48 ft (14.63m), chiều dài 30 ft 4 in (9.24m), chiều cao 10 ft 5in (3.17 m). Tốc độ 156 knots (288 km/h; 180 mph). Bay cao 20,000 ft (6096 m). Tầm hoạt động 600 mi (965 km). Trọng tải 7 người hay 1000 lb (453 kg). Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 4820 lb (2186 kg)

VNAF U6



Phi Ðoàn 716 sử dụng phi cơ U-6A Beaver là một kiểu đã được thiết kế lại của phi cơ quan sát L-20 của hãng de Havilland (Canada) như trong hình sau đây: https://phong7bttm.blogspot.com/2016/02/phi-oan-thien-long-718.html

PHI ĐOÀN 718 THIÊN LONG

460th TRW EC-47N (360th TEWS) Vietnam 1966-72

Năm 1973 Phi Đoàn Thiên Long 718 chánh thức hoạt động dưới danh nghĩa Không Lực VNCH, Hoa Kỳ bàn giao trọng trách cho Phi Đoàn này, chỉ còn Phi Đoàn 361th TEWS, đóng tại Utapao, Thái Lan trách nhiệm dọc theo biên giới Tam Biên.

Phi đoàn 718 EC-47 Không Thám Điện Tử, một phi đoàn hoạt động trong thầm lặng, và hầu hết các đơn vị khác trong Không Lực VNCH không biết gì về những hoạt động của Phi Đoàn 718. Chương trình EC 47 được bí mật thành lập từ 1965-1966 để cung cấp tin tức tình báo cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mà sự bí mật được vén màn trước khi Hoa kỳ rút chân khỏi chiến trường Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, Phi Đoàn 360th TEWS đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất, Phi Đoàn 362nd TEWS đóng tại phi trường Nha Trang sau dời ra Đà Nẵng.




Đại Tá Trần Thế Vinh
Tổ Quốc Ghi Ơn


Nón Phi công










Nón Hải Quân




Nón bộ binh






Các Sư Ðoàn Không Quân Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Lâm Vĩnh Thế

Lời Nói Ðầu:

    Tác giả bài viết này không phải là một người đã từng phục vụ trong Không Lực QLVNCH.  Bài viết này được biên soạn xuất phát từ lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với Quân Chủng này, và nó được viết ra nhằm giúp những độc giả ở bên ngoài Quân Chủng có thể hiểu rõ phần nào cách thức tổ chức của các Sư Ðoàn Không Quân của Không Lực VNCH.  Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo rất nhiều tác phẩm Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng như các bài viết của các tác giả Không Quân đã đăng trong các Trang Web như Hội Quán Phi Dũng, Cánh Thép, vv.  Tác giả xin được đặc biệt cảm tạ những hướng dẫn về tài liệu và góp ý vô cùng quý báu của tác giả Nguyễn Hữu Thiện, một cựu sĩ quan Không Lực VNCH, thành viên Ðặc trách biên soạn trong Ban Thực Hiện của bộ quân sử nói trên.  Những sai sót chắc chắn không thể tránh được trong bài viết nầy hoàn toàn thuộc trách nhiệm của người viết.  Người viết rất mong được các độc giả đã từng phục vụ trong Không Lực VNCH, đặc biệt là các vị sĩ quan niên trưởng của Quân Chủng, giúp thêm ý kiến để bổ sung những điểm còn thiếu sót hay điều chỉnh những điểm sai trong bài viết.  Người viết xin thành thật cảm tạ.  

    Không Quân (viết tắt KQ) của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là một quân chủng đã phát triển vượt bực trong suốt thời gian Chiến Tranh Việt Nam.  Từ một bộ phận nhỏ của Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam còn lệ thuộc rất nhiều vào lực lượng không quân của Quân Ðội Viễn Chinh Pháp (1951-1955), KQ Việt Nam đã liên tục phát triển nhanh chóng và đến giữa thập niên 1970 đã được xem như là không lực đứng hàng thứ tư trên thế giới về số lượng phi cơ (sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Cộng).  Lịch sử hình thành và phát triển của KQ VNCH có thể được chia làm 5 thời kỳ như sau: 1

  • Thời kỳ thành lập: 1951-1955
  • Thời kỳ phát triển: 1956-1964
  • Thời kỳ hiện đại hóa: 1965-1968
  • Thời kỳ bành trướng: 1969-1972
  • Thời kỳ sau Hiệp Ðịnhh Paris: 1973-1975

Vào cuối năm 1974, KQ VNCH đã có một quân số là 61.147 người, gồm 65 phi đoàn với tổng số 2071 phi cơ đủ loại, và được tổ chức thành 6 sư đoàn KQ bố trí trên khắp lãnh thổ của VNCH như sau: 

  • Sư Ðoàn 1: đóng tại Ðà Nẵng, với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Nguyễn Ðức Khánh, có nhiệm vụ chính là yểm trợ các cuộc hành quân của Quân Ðoàn I, và gồm 3 Không Ðoàn Chiến Thuật 41, 51, và 61.
  • Sư Ðoàn 2: đóng tại Nha Trang, với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, có nhiệm vụ chính là yểm trợ các cuộc hành quân của Quân Ðoàn II, và gồm 2 Không Ðoàn Chiến Thuật 62 và 92.
  • Sư Ðoàn 3: đóng tại Biên Hòa, với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, có nhiệm vụ chính là yểm trợ các cuộc hành quân của Quân Ðoàn III, và gồm 3 Không Ðoàn Chiến Thuật 23, 43, và 63.
  • Sư Ðoàn 4: đóng tại Cần Thơ, với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, có nhiệm vụ chính là yểm trợ các cuộc hành quân của Quân Ðoàn IV, và gồm 3 Không Ðoàn Chiến Thuật 64, 74, và 84.
  • Sư Ðoàn 5: là một sư đoàn vận tải, trực thuộc Bộ Tư Lệnh KQ, đóng tại Sài Gòn (căn cứ Tân Sơn Nhứt), với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên, và gồm 2 Không Ðoàn Chiến Thuật 33 và 53.
  • Sư Ðoàn 6: đóng tại Pleiku, sau ngày 16-4-1975 dời về Phan Rang, với Sư Ðoàn Trưởng là Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, có nhiệm vụ chính là yểm trợ các cuộc hành quân của Quân Ðoàn II, và gồm 2 Không Ðoàn Chiến Thuật 72 và 82.

Sư Ðoàn 1 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 1 Không Quân

    Sư Ðoàn 1 KQ được chính thức thành lập vào tháng 9-1970 tại Căn Cứ KQ Ðà Nẵng với Sư Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Nguyễn Ðức Khánh, về sau, ngày 1-4-1974, vinh thăng Chuẩn Tướng.

Chuẩn Tướng Nguyễn Ðức Khánh

    Không như phần lớn các tướng lãnh KQ VNCH là những sĩ quan bị động viên và tốt nghiệp các trường sĩ quan trừ bị Nam Ðịnh hay Thủ Ðức sau đó mới chuyển sang KQ, Chuẩn Tướng Khánh tình nguyện vào KQ năm 1954, và trúng tuyển kỳ thi du học ngành phi hành tại Trường Võ Bị KQ Pháp Salon-de-Provence, và tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy Hoa Tiêu Khu Trục,2,3  Tướng Khánh, khi còn mang cấp bậc Trung Tá, trong khoảng 1967-1970, cũng đã từng là Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 41 Chiến Thuật tại Ðà Nẵng, là không đoàn chiến thuật nồng cốt của Sư Ðoàn 1 KQ.

    Sư Ðoàn 1 KQ gồm có tất cả 3 Không Ðoàn Chiến Thuật là các Không Ðoàn 41, 51, và 61.

Không Ðoàn 41 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 41 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 41 Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1964 với Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Phạm Long Sửu.4,5,6  Sau năm 1972, Không Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Thái Bá Ðệ và Không Ðoàn Phó là Trung Tá Nguyễn Văn Vượng.  Không Ðoàn 41 gồm có tất cả 3 phi đoàn với phiên hiệu như sau: Phi Ðoàn 110, Phi Ðoàn 120, và Phi Ðoàn 427.

    Trước khi tìm hiểu thêm về các phi đoàn này chúng ta cần biết là từ khoảng đầu thập niên 1960, KQ VNCH bắt đầu sử dụng một hệ thống phiên hiệu, gồm 3 số, để đặt tên cho các phi đoàn, mà con số đầu tiên được quy định như sau: số 1 là các phi đoàn quan sát, số 2 là các phi đoàn trực thăng, số 3 là các phi đoàn đặc nhiệm, số 4 là các phi đoàn vận tải, số 5 là các phi đoàn khu trục (kể cả phản lực), số 6 có thể xem như không được sử dụng (lúc đầu định dành cho thủy phi cơ nhưng không thành, sau đó dùng cho các phi đoàn oanh tạc cơ nhưng cũng không tồn tại được lâu, vì chỉ có một phi đội oanh tạc duy nhứt, sử dụng oanh tạc cơ B-57 Canberra, được thành lập là Biệt Ðội 615 do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện làm Chỉ Huy Trưởng, nhưng sớm bị giải thể vào tháng 4-1966 vì phi cơ B-57 không đáp ứng được nhu cầu chiến trường và bị thiệt hại quá nhiều), số 7 là các phi đoàn không thám điện tử, tiếng Anh gọi là Electronic Intelligence = ELINT hay Communications Intelligence = COMINT, một bộ phận của công tác tình báo tín hiệu, Signal Intelligence = SIGINT), số 8 là các phi đoàn yểm trợ hỏa lực (hay vận tải võ trang, gunship, hỏa long hay cường kích), và số 9 là các phi đoàn huấn luyện.  Cách thức đặt phiên hiệu như sau: 

  • Con số hàng trăm (tức số đầu tiên): là con số dành cho ngành
  • Con số hàng chục (tức số thứ nhì): khởi sự là số 1
  • Con số hàng đơn vị (tức số thứ ba): lấy số ngành trừ cho số 1, thì dụ, số của ngành quan sát là số 1, 1-1 = 0; vậy phiên hiệu của phi đoàn quan sát đầu tiên sẽ là 110

Sau khi đã có phiên hiệu của phi đoàn đầu tiên rồi thì cứ cộng thêm 2 sẽ có các phiên hiệu của các phi đoàn kế tiêp.  Do đó, phiên hiệu của tất cả các phi đoàn của KQ VNCH được quy định như sau: 7

  • Ngành quan sát: 110, 112, 114 …
  • Ngành trực thăng: 211, 213, 215 …
  • Ngành đặc nhiệm: 312, 314
  • Ngành vận tải: 413, 415, 417 …
  • Ngành khu trục: 514, 516, 518 …
  • Ngành oanh tạc: 615
  • Ngành không thám điện từ: 716, 718
  • Ngành yểm trợ hỏa lực: 817, 919, 821
  • Nganh huấn luyện: 918, 920 …

    Theo hệ thống phiên hiệu của KQ VNCH vừa trình bày trên đây, hai Phi Ðoàn 110 và 120 là 2 phi đoàn quan sát.  

Phi Ðoàn 110, trong thời Pháp thuộc, mang tên là 1er GAOAC (Group Aérien d’Observation et d’Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO) được thành lập ngày 1-10-1952 tại Nha Trang, chuyển về TSN năm 1953, di chuyển ra Huế năm 1954, về lại TSN năm 1955, di chuyển ra Ðà Nẵng tháng 11 năm 1956, và chính thức trở thành Phi Ðoàn 110 Quan Sát vào tháng 01 năm 1963.  Phi Ðoàn còn được biết dưới nhiều tên khác nhau như Phi Ðoàn 1 Quan Sát, Ðệ Nhất Phi Ðoàn Quan Sát, và Phi Ðoàn Thiên Phong.  Các vị Phi Ðoàn Trưởng lần lượt là: Nguyễn Ngọc Oánh, Trần Phước, Nguyễn Trọng Ðệ, Ngô Tấn Diêu, Phan Văn Mạnh, Võ Trung Nhơn, Lê Sĩ Thắng, Nguyễn Tài Hiệp (Xử Lý Thường Vụ).8

Phi Ðoàn 120, được thành lập vào tháng 5-1971 tại Ðà Nẵng; Phi Ðoàn Trưởng: Trung Tá Lê Công Thịnh.

    Cả 2 phi đoàn đều được trang bị những loai phi cơ quan sát hiện đại nhứt của thập niên 1970 do Hoa Kỳ cung cấp:

  • Phi cơ O-1 Bird Dog:

Phi cơ quan sát O-1 Bird Dog

Phi cơ O-1 Bird Dog, do hảng Cessna sản xuất, là phi cơ liên lạc được thiết kế lại từ phi cơ L-19 đã được KQ VNCH sử dụng từ giữa thập niên 1950.  O-1 Bird Dog có những đặc tính như sau: 9

  • Chiều dài: 7,88 m
  • Sải cánh: 10,97 m
  • Chiều cao: 2,23 m
  • Trọng lượng: 734 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt Continental O-470-11, 6 xi-lanh, 213 mả lực
  • Vận tốc: bình phi 167 km/giờ; tối đa 185 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 853 km
  • Khả năng cất cánh / đáp: chỉ cần một khoảng cách 170-180 m
  •   Phi cơ U-17 A/B Skywagon:

Phi cơ quan sát U-17 A/B Skywagon

Phi cơ quan sát U-17 A/B Skywagon, cũng do hảng Cessna sản xuất, có những đặc tính như sau: 10

  • Chiều dài: 7,8 m
  • Sải cánh: 10,92 m
  • Chiều cao: 2,3 m
  • Trọng lượng: 783 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt Continental, kiểu A động cơ IO-470, 260 mả lực, kiểu B động cơ IO-520, 300 mả lực
  • Vận tốc: bình phi 210 km/giờ; tối đa 330 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 4 giờ 30 phút
  • Khả năng vận chuyển: có thể chở được 6 người kể cả phi công

    Phi Ðoàn Vận Tải 427, mang danh hiệu Thần Long, được thành lập vào tháng 2-1972 tại Căn Cứ KQ Phù Cát, Bình Ðịnh, thuộc Vùng II, với ban chỉ huy như sau: 11

  • Phi Ðoàn Trưởng: Trung Tá Phạm Văn Cần
  • Phi Ðoàn Phó: Thiếu Tá Nguyễn Bá Ðạm 
  • Trưởng Phòng Hành Quân: Thiếu Tá Trần Văn Minh
  • Trưởng Phòng Huấn Luyện: Thiếu Tá Hà Văn Hòa
  • Trưởng Phòng An Phi: Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim

    Phi Ðoàn 427 là phi đoàn đầu tiên của KQ VNCH được trang bị phi cơ C-7 Caribou do công ty De Havilland (của Canada) sản xuất:

Phi cơ vận tải C-7A Caribou 

    Phi cơ C-7 Carbou là một phi cơ vận tải thuộc loại không cần phi đạo dài (chỉ cần khoảng 300 m thôi) trong lúc đáp và cất cánh (STOL: short takeoff and landing), mang những đặc tính như sau: 12

  • Chiều dài: 22,12 m
  • Sải cánh: 29,13 m
  • Chiều cao: 9,65 m
  • Trọng lượng: 8.283 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-2000-7M2, 14 xi-lanh, 1,450 mả lực mổi cái
  • Vận tốc: 348 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 2,103 km
  • Cao độ tối đa: 7.559 m
  • Phi hành đoàn: 3
  • Khả năng vận chuyển: có thể chở được khoàng 1 trung đội binh sĩ, hoặc hai xe Jeep hoặc xe quân sự cở nhỏ                                          

Nhờ khả năng đặc biệt của phi cơ C-7 Caribou, như có thể đáp xuống bất cứ đường băng nào, bằng cỏ hay đất nện, không cần bằng bê-tông, và chỉ cần dài khoảng 300 m là đủ, Phi Ðoàn 427 đã hằng ngày thực hiện được những phi vụ vô cùng nguy hiểm để tiếp tế và tải thương cho các đơn vị Biệt Ðộng Quân Biên Phòng (cũng như các đơn vị bạn khác) đồn trú tại các địa điểm rừng núi hiểm trở và hẻo lánh trong phạm vi trách nhiệm của Quân Ðoàn I.

Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 41 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 110Ðầu tiên: Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh
Cuối Cùng (XLTV): Trung Tá Nguyễn Tài Hiệp
Thiên PhongThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-07.jpg
Phi Ðoàn 120Trung Tá Lê Công Thịnh Bạch YếnThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-08.jpg
Phi Ðoàn 427Trung Tá Phạm Văn CầnThần LongThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-09.jpg

Không Ðoàn 51 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 51 Chiến Thuật

    Ðóng tại Ðà Nẵng, Không Ðoàn 51, với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Nguyễn Văn Vượng, gồm có tất cả 6 phi đoàn trực thăng là các phi đoàn 213, 233, 239, 247, 253, và 257.  

So với các ngành liên lạc, vận tải, và khu trục, ngành trực thăng tương đối sinh sau đẻ muộn, nhưng lại là ngành phát triển tương đối nhanh và mạnh mẻ nhứt của KQ VNCH. 13

Thông thường các phi đoàn trực thăng UH-1 đều có 4 phi đội, 3 phi đội trang bị nhẹ (slick) và 1 phi đội võ trang (gun), mỗi phi đội có 8 chiếc, tổng cộng 32 chiếc trực thăng UH-1.  Một vài phi đoàn có thể có đến 38 chiếc trực thăng UH-1.  Các phi đoàn CH-47 Chinook thì cấp số là 16 chiếc.  KQ VNCH, tính đến trước ngày 30-4-1975, đã tiếp nhận từ quân đội Mỹ tổng cộng khoảng 800 trực thăng UH-1 và 100 trực thăng CH-47 Chinook.  Các phi cơ trực thăng UH-1 của KQ VNCH đã được sử dụng trong rất nhiều phị vụ khác nhau, từ đổ quân (trong các cuộc hành quân trực thăng vận), tải thương, cho đến tiếp tế (các đơn vị, tiền đồn bị địch bao vây), và cứu nạn (truy tầm và tiếp cứu các phi công bị địch bắn rơi), vv.

Phi Ðoàn 213 là phi đoàn kỳ cựu nhứt của Không Ðoàn 51.  Phi đoàn được thành lập vào ngày 1-10-1961 với 20 chiếc trực thăng H-34 và với thành phần Ban Chỉ Huy như sau:

  • Chỉ Huy Trưởng: Ðại Úy Nguyễn Xuân Trường
  • Chỉ Huy Phó: Ðại Úy Nguyễn Hữu Hậu
  • Sĩ quan Kỹ Thuật: Trung Úy Ngô Khắc Thuật
  • Trưởng Phòng Hành Quân: Thiếu Úy Nguyễn Văn Trang

Trực thăng H-34 mang những đặc tính như sau: 14

Phi cơ trực thăng H-34

  • Chiều dài: 17,28 m
  • Chiều cao: 4,85 m
  • Trọng lượng: 3.583 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt (rotor) Wright R-1820-84 radial engine, có đường kính 17,07 m, 1.525 mả lực 
  • Vận tốc: tối đa 278 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 293 km
  • Cao độ tối đa: 1.495 m
  • Phi hành đoàn: 2 phi công chánh và phụ
  • Khả năng vận chuyển: từ 12 (loại A) đến 18 binh sĩ (loại C); hoặc 8 cáng tải thương

So với trực thăng H-19 do KQ Pháp để lại thì H-34 đã mạnh hơn, bay nhanh hơn và có tầm hoạt động rộng hơn.  Từ sau 1965, khi quân Mỹ đã vào Việt Nam, và chiến thuật trực thăng vận được áp dụng gần như cho tất cả các cuộc hành quân lớn nhỏ, trực thăng H-34 đã dần dần được thay thế bởi trực thăng UH-1 có tầm hoạt động rộng hơn và có trang bị hỏa lực.

Các phi đoàn trực thăng còn lại của Không Ðoàn 51 đều được thành lập sau 1970.  Tất cả các Phi Ðoàn này (trừ Phi Ðoàn 247) cùng với Phi Ðoàn 213 đều sử dụng trực thăng UH-1.  Phi Ðoàn 247 là phi đoàn duy nhứt của Không Ðoàn 51 Chiến Thuật sử dụng phi cơ CH-47 Chinook.

    Phi cơ trực thăng CH-47 Chinook là loại trực thăng lớn có khả năng vận tải và tiếp tế rất quan trọng.

Phi cơ trực thăng CH-47

    Trực thăng Chinook mang những đặc tính như sau: 15

  • Chiều dài: 30,1 m
  • Chiều cao: 5,7 m
  • Trọng lượng: 10.185 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt (rotor) Lycoming T55-GA-714A turboshaft, 4.733 mả lực mổi cái
  • Vận tốc: bình phi 240 km/giờ, tối đa 315 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 741 km
  • Cao độ tối đa: 5.640 m
  • Phi hành đoàn: 3 người gồm phi công chánh, phi công phụ, và cơ phi
  • Khả năng vận chuyển: từ 33 đến 55 binh sĩ; 12.700 kg vật dụng
  • Trang bị hỏa lực: có thể trang bị 3 đại liên 7,62 mm loại M24/FN MAG ở phía sau và 2 bên sườn 

Trực thăng UH-1, với biệt danh (nickname) là “Huey,” là loại trực thăng đa dụng, và về sau đã trở thành 1 biểu tượng của Chiến Tranh Việt Nam.  Có thể nói mà không sợ sai lầm là khi nói đến Chiến Tranh Việt Nam thì cái hình ảnh đầu tiên mà mọi người Mỹ cũng như Việt nghĩ đến là chiếc trực thăng Huey.  Trên thực tế, cái tính cách làm cho quân đội Mỹ khác hẳn quân đội Pháp chính là tính cơ động của quân Mỹ, và việc đó chính là do việc lục quân Mỹ sử dụng triêt để các phi cơ trực thăng trong các cuộc hành quân của họ.  QLVNCH, từ sau 1965, cũng mang tính di động cao này, với những cuộc hành quân trực thăng vận lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ.  Tuy nhiên, trực thăng Huey không phải chỉ được sử dụng để chuyển quân thôi, mà còn được sử dụng trong rất nhiều công tác khác, như thám thính, yểm trợ hỏa lực, khai quang, tải thương, tiếp tế, tiếp cứu, vv.  Chính vì thế, trực thăng UH-1 đã có rất nhiều kiểu (model) khác nhau, 1A, 1B, 1D, 1H, vv mỗi kiểu thích hợp cho một loại công tác khác nhau.16,17  Phần lớn phi cơ trực thăng của KQ VNCH là loại UH-1H.   

Phi cơ trực thăng UH-1 Huey

Phi cơ trực thăng UH-1 mang những đặc tính như sau: 18

  • Chiều dài: 17,4 m
  • Chiều cao: 4,39 m
  • Trọng lượng: 2.365 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt (rotor, có đường kính 14,63 m) loại Lycoming T53-L-11 turboshaft, 1.100 mã lực mổi cái
  • Vận tốc: bình phi 201 km/giờ, tối đa 217 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 507 km
  • Cao độ tối đa: 5.910 m
  • Phi hành đoàn: 1-4 người gồm phi công chánh, phi công phụ, cơ phi, xạ thủ đại liên
  • Khả năng vận chuyển: 14 binh sĩ, hoặc 6 cáng tải thương, hoặc 1.760 kg vật dụng
  • Trang bị hỏa lực: có thể trang bị 2 đại liên 7,62 mm loại GAU-17/A hai bên sườn, và 2 ổ hỏa tiển loại 7 hay 19 hỏa tiển loại 70 mm 

Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn trực thăng của Không Ðoàn 51 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrườngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 213Ðầu tiên: Ðại Úy Nguyễn Xuân Trường
Cuối cùng: Trung Tá Cao Quang Khôi
Song ChùyThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-14.jpg
Phi Ðoàn 233Ðầu tiên: Thiếu Tá Bùi Quang Chính
Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Văn Thanh
Thiên ƯngThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-15.jpg
Phi Ðoàn 239Ðầu tiên: Thiếu Tá Trần Duy Kỳ
Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Anh Toàn
Hoàng ƯngThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-16.jpg
Phi Ðoàn 247Trung Tá Nguyễn Văn MaiLôi PhongThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-17.jpg
Phi Ðoàn 253Ðầu tiên: Thiếu Tá Phạm Ðăng Luân
Cuối cùng: Thiếu Tá Hùynh Văn Phố
Sói ThầnThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-18.jpg
Phi Ðoàn 257Trung Tá Lê Ngọc BìnhCứu TinhThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-19.jpg

Không Ðoàn 61 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 61 Chiến Thuật

    Ðóng tại Ðà Nẵng, Không Ðoàn 61, thuộc Sư Ðoàn 1 KQ, gồm có tất cả 4 phi đoàn khu trục 516, 528, 538, và 550, sử dụng 2 loại phi cơ khu trục phản lực A-37B Dragonfly và F5-A/B Freedom Fighter.  Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Thái Bá Ðệ.

    Phi Ðoàn 516 là phi đoàn kỳ cựu nhứt của Không Ðoàn 61:

  • Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Phạm Long Sửu
  • Gọi là Phi Ðoàn II Khu Trục, mang danh hiệu là Phi Hổ
  • Ðược thành lập từ tháng 12-1961 tại Nha Trang, và được trang bị phi cơ T-28 
  • Năm 1964 di chuyển ra Ðà Nẵng, và được trang bị phi cơ A1-H Skyraider 
  • Năm 1968, tất cả đoàn viên của phi đoàn được gởi sang Mỹ để xuyên huấn về phi cơ khu trục phản lực A-37B Dragonfly

Các phi đoàn còn lại của Không Ðoàn 61 đều được thành lập sau năm 1970:

  • Phi Ðoàn 528, danh hiệu Hổ Cáp, thành lập năm 1970, Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Cao Văn Khuyến, và được trang bị phản lực cơ A-37B Dragonfly
  • Phi Ðoàn 538, danh hiệu Hồng Tiễn, thành lập cuối năm 1972, Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Phạm Ðình Anh, và được trang bị phản lực cơ F-5A và F-5B.  Qua năm 1973, Phi Ðoàn 538 được trang bị bằng phản lực cơ F-5E Tiger II, tối tân hơn và chuyên biệt về không chiến. (Ghi chú quan trọng: Về mặt quản lý, Phi Ðoàn này trực thuộc Không Ðoàn 63 Chiến Thuật của Sư Ðoàn 3 KQ tại Biên Hòa; Phi Ðoàn này được đưa ra đóng tại Ðà Nẵng là để đề phòng phản lực cơ MIG của Bắc Viêt xâm nhập)
  • Phi Ðoàn 550, danh hiệu Nhện Ðen, thành lập cuối năm 1972, Chỉ Huy Trưởng đầu Tiên là Thiếu Tá Lê Trai, và được trang bị phản lực cơ A-37B Dragonfly 

Phản lực cơ A-37B Dragonfly mang những đặc tính như sau: 19

Phi cơ khu trục phản lực A-37B Dragonfly

  • Chiều dài: 8,62 m
  • Sải cánh: 10,93 m
  • Chiều cao: 2,70 m
  • Trọng lượng: 2.817 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ phản lực loại General Electric J85-GE-17A  turbojet, với sức đẩy 2.850 pounds mổi cái
  • Vận tốc: bình phi 787 km/giờ, tối đa 816 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 1.480 km
  • Cao độ tối đa: 12.730 m
  • Phi hành đoàn: 1 phi công 
  • Trang bị hỏa lực: 

. 1 đại liên 7,62 mm loại GAU-2B/A ở trước mủi 

. 8 ổ để gắn đại liên ở dưới cánh

. 4 ổ để gắn hỏa tiển Sidewinder ở dưới cánh

. 8 quả bom loại 500 cân Anh

Trang bị hỏa lực cũa Phản lực cơ A-37B Dragonfly

    Phản lực cơ F-5A/B Freedom Fighter mang các đặc tính sau đây: 20

Phi cơ khu trục phản lực F-5A/B Freedom Fighter

  • Chiều dài: 14,45 m
  • Sải cánh: 8,13 m 
  • Chiều cao: 4,08 m
  • Trọng lượng: 4.349 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ phản lực loại General Electric J85-GE-13  turbojet, với sức đẩy 4.080 pounds mổi cái
  • Vận tốc: bình phi 0.84 Mach (1.037 km/giờ), tối đa 1,4 Mach (1.728 km/giờ)
  • Tầm hoạt động: 2.253 km
  • Cao độ tối đa: 15.240 m
  • Phi hành đoàn: 1 phi công 
  • Trang bị hỏa lực: 

. 2 đại liên 20 mm loại GAU-2B/A ở trước mủi

. 2 ổ hỏa tiển Sidewinder

. có thể mang nhiều loại bom khác nhau

    Dưới đây là bảng tóm lực thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 61 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 516Ðầu tiên: Ðại Úy Phạm Long SửuPhi HổThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-24.jpg
Phi Ðoàn 528Ðầu tiên: Thiếu Tá Cao Văn KhuyênHổ CápThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-25.jpg
Phi Ðoàn 538Ðầu tiên: Thiếu Tá Phạm Ðình Anh Hồng TiễnThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-26.jpg
Phi Ðoàn 550Ðầu tiên: Thiếu Tá Lê Trai Nhện ÐenThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-27.jpg

Sư Ðoàn 2 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 2 Không Quân

    Sư Ðoàn 2 KQ được chính thức thành lập vào tháng 7-1970 tại Nha Trang, với Sư Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Nguyễn Văn Lượng, về sau, vào ngày 1-11-1972, vinh thăng Chuẩn Tướng.

Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng

    Cũng như phần lớn các tướng lãnh KQ VNCH, Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng bị động viên vào Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh, tốt nghiệp (tháng 6-1952) với cầp bậc Thiếu Úy.  Tháng 12-1952, ông trúng tuyển vào KQ, theo học và tốt nghiệp Khóa 2 Hoa Tiêu Quan Sát tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang vào tháng 8-1953.21

    Sư Ðoàn 2 KQ gồm có 2 Không Ðoàn Chiến Thuật là Không Ðoàn 62 và Không Ðoàn 92.

Không Ðoàn 62 Chiến Thuật 

Huy hiệu Không Ðoàn 62 Chiến Thuật

      Không Ðoàn 62 được thành lập vào tháng 3-1964 tại Pleiku, và đến tháng 1-1965 thì dời về Nha Trang.  Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Trần Văn Minh, về sau là Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân.22  Không Ðoàn Phó là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tần, về sau là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn 4 KQ.  Không Ðoàn 62 gồm có tất cả 4 phi đoàn và 1 biệt đội: Phi Ðoàn 114, Phi Ðoàn 215, Phi Ðoàn 219, Biệt Ðội 259C, và Phi Ðoàn 817.

    Phi Ðoàn 114, theo phiên hiệu do KQ VNCH sử dụng, là một phi đoàn quan sát, mà tiền thân là Phi Ðoàn 3 Quan Sát được thành lập vào tháng 12-1961 tại Ðà Nẵng, được đổi tên Phi Ðoàn 114 vào tháng 1-1963, di chuyển lên Pleiku cuối năm 1963, và sau cùng về Nha Trang từ tháng 1-1965.  Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Phan Quang Phúc.  Phi Ðoàn 114 cũng sử dụng 2 loại phi cơ quan sát là O-1 và U-17 như các Phi Ðoàn 110 và 120, thuộc Sư Ðoàn 1 KQ đã trình bày bên trên.

    Phi Ðoàn 215, phi đoàn thứ nhì mang phiên hiệu này, là một phi đoàn trực thăng.  Phi Ðoàn 215 thứ nhứt được thành lập vào đầu năm 1963 tại Tân Sơn Nhứt để phụ trách huấn luyện nhưng không có kết quả tốt nên đã bị giải tán vào tháng 5-1964.  Ðến tháng 9-1964, một phi đoàn trực thăng mới được thành lập tại Ðà Nẵng và được mang phiên hiệu 215 này, với danh hiệu Thần Tượng và ban chỉ huy gồm:

  • Ðại Úy Trần Minh Thiện: Chỉ Huy Trưởng
  • Trung Úy Ðặng Trần Dưỡng: Chỉ Huy Phó
  • Thiếu Úy Nguyễn Văn Trang: Trưởng Phòng Hành Quân
  • Thiếu Úy Phạm Bính: Phụ Tá

Phi Ðoàn 215 cùng với Phi Ðoàn 213, đều sử dụng trực thăng UH-1, phụ trách huấn luyện và hành quân cho đến đầu năm1965 thì chuyển về Nha Trang.  

Phi Ðoàn 219, mang danh hiệu Long Mã, được thành lập tại Ðà Nẵng vào đầu năm 1966 do sự sáp nhập của 2 biệt đội trực thăng H-34 chuyên thả các toán Lôi Hổ của Lực Lượng Ðặc Biệt. Trong thời gian đầu, Phi Ðoàn 219 trực thuộc Biệt Ðoàn 83 đóng tại Tân Sơn Nhứt cho đến khi Biệt Ðoàn 83 bị giải tán vào năm 1969 thì chuyển sang trực thuộc Không Ðoàn 62 Chiến Thuật.  Khi mới thành lập Phi Ðoàn 219 có ban chỉ huy đầu tiên như sau:

  • Ðại Úy Hồ Bảo Ðịnh: Chỉ Huy Trưởng
  • Ðại Úy Trần Văn Luân: Chỉ Huy Phó
  • Ðại Úy Nguyễn Văn Nghĩa: Trưởng Phòng Hành Quân
  • Ðại Úy Nguyễn Phi Hùng: Sĩ Quan Phụ Tá
  • Trung Úy Nguyễn Hữu Lộc: Sĩ Quan Huấn Luyện
  • Trung Úy Ðỗ Văn Hiếu: Sĩ Quan An Phi

Sau khi thành lập, Phi Ðoàn 219, sử dụng trực thăng H-34, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ thả các toán Lôi Hổ.  Cuối năm 1971, cũng như các Phi Ðoàn 213 và 215, Phi Ðoàn 219 chuyển sang sử dụng trực thăng UH-1.

    Biệt Ðội 259C là Biệt Ðội C của Phi Ðoàn 259, mang danh hiệu Nhân Ái, là một phi đoàn sử dụng trực thăng UH-1 và chuyên về tải thương.  Phi Ðoàn 259 gồm có tất cả 8 biệt đội mang ký hiệu từ chữ A đến chữ H, và trú đóng tại các Căn Cứ KQ như trong bảng liệt kê sau đây:

  • Phi Ðội 259A: Phù Cát (Bình Ðịnh)
  • Phi Ðội 259B: Pleiku
  • Phi Ðội 259C: Nha Trang
  • Phi Ðội 259D: Phan Rang
  • Phi Ðội 259E: Biên Hòa
  • Phi Ðội 259F: Cần Thơ
  • Phi Ðội 259G: Tân Sơn Nhứt
  • Phi Ðội 259H: Bình Thủy 

    Phi Ðoàn 817, theo hệ thống phiên hiệu của KQ VNCH, là một phi đoàn yểm trợ hỏa lực (hay vận tải võ trang, gunship, cường kích hay hỏa long) được trang bị phi cơ AC-47D Spooky như trong hình dưới đây:

    Phi cơ AC-47D Spooky chính là một chiếc phi cơ DC-3 Dakota được trang bị hỏa lực hùng hậu để thực hiện các phi vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bạn hay các tiền đồn hẻo lánh bị địch bao vây.  Loại phi cơ này mang những đặc tính như sau: 23

  • Chiều dài: 19, m
  • Sải cánh: 28,9 m
  • Chiều cao: 5,2 m
  • Trọng lượng: 8.2 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-1830-90C, 1,200 mả lực mổi cái
  • Vận tốc: bình phi 280 km/giờ; tối đa 375 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 3,500 km
  • Cao độ tối đa: 7.450 m
  • Phi hành đoàn: 7 người, gồm, phi công chính, phi công phụ, navigator, cơ phi, loadmaster, và 2 xạ thủ đại liên 
  • Trang bị hỏa lực:

. 3 đại liện 7,62 ly loại GAU-2/M134 minigun, có thể bắn với vận tốc 2000 viên/phút

. hoặc 10 đại liên 7,62 ly loại Browning AN/M2 

.  48 hỏa châu loại Mk 24  

    Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 62 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 114Ðầu tiên: Ðại Úy Phan Quang Phúc
Cuối cùng(XLTV): Trung Tá Võ Văn Oanh
Sao MaiThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-32.jpg
Phi Ðoàn 215Ðầu tiên: Thiếu Tá Trần Minh Thiện
Cuối cùng: Trung Tá Khưu Văn Phát
Thần TượngThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-33.jpg
Phi Ðoàn 219Ðầu tiên: Thiếu Tá Hồ Bảo Ðịnh
Cuối cùng: Trung Tá Phạm Ðăng Luân
Long MãThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-34.jpg
Biệt Ðội 259CThiếu Tá Nguyễn Minh Lương Nhân ÁiThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-35.jpg
Phi Ðoàn 817 Trung Tá Huỳnh Quang TòngHỏa LongThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-36.jpg

Trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 của QLVNCH tấn công sang Hạ Lào để phá hủy các căn cứ hậu cần trên đường mòn Hồ Chí Minh của địch quân trong 2 tháng 2 và 3-1971, các phi đoàn trực thăng của KQ VNCH đã tham chiến, thực hiện rất nhiều những phi vụ đổ quân, tiếp tế, và tải thương, và đã chịu nhiều thiệt hại.  Rất tiếc hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào tổng kết những thiêt hại của ngành trực thăng trong cuộc hành quân hết sức quan trọng này.  Bài viết “Chuyến bay tử thần vào Ðồi 31 Hạ Lào” của tác giả Bùi Tá Khánh, một phi công của Phi Ðoàn 219 Long Mã, ghi lại những hy sinh bi thương và hùng tráng của 2 phi hành đoàn thuộc Phi Ðoàn 219, mà chính tác giả là một nhân chứng.24  Một chi tiết cần lưu ý là trong bài viết này, tác giả cho biết Phi Ðoàn 219, tại thời điểm này (tháng 2-1971), vẫn còn sử dụng trực thăng H-34 và vẫn còn thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn 1 KQ trú đóng tại Ðà Nẵng.

Không Ðoàn 92 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 92 Chiến THuật

    Không Ðoàn 92 được thành lập vào giữa năm 1972 và đóng tại Phan Rang, với Không Ðoàn Trưởng là Trung Tá (sau thăng cấp lên Ðại Tá) Lê Văn Thảo, gồm có 3 phi đoàn khu trục phản lực cơ A-37 là các Phi Ðoàn 524, 534, và 548, và một Biệt Ðội tải thương là Biệt Ðội 259D với phi cơ trực thăng UH-1.

    Phi Ðoàn 524, mang danh hiệu Thiên Lôi, mà tiền thân là 1 Biệt Ðội của Phi Ðoàn 516, được thành vào ngày 15-9-1965 tại Nha Trang, với Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Nguyễn Quang Ninh, và Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng là Trung Tá Sử Ngọc Cả.  Phi Ðoàn 524 là phi đoàn đầu tiên tiếp nhận khu trục phản lực cơ A-37.

    Phi Ðoàn 534, mang danh hiệu Kim Ngưu, cũng là một phi đoàn khu trục phản lực cơ A-37, được thành lập vào giữa năm 1972 tại Phan Rang với Phi Ðoàn Trường đầu tiên và cũng là duy nhứt (cho đến ngày 30-4-1975) là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thi (về sau thăng Trung Tá)

    Phi Ðoàn 548, mang danh hiệu Ó Ðen, cũng được trang bị khu trục phản lực cơ A-37, được thành lập vào cuối năm 1972 tại Phan Rang, với Phi Ðoàn Trường đầu tiên là Thiếu Tá Trần Mạnh Khôi (sau thăng Trung Tá).

Ngoài các phi đoàn khu trục phản lực cơ vừa kể trên, Không Ðoàn 92 Chiến Thuật còn có Biệt Ðội tải thương 259D với phi cơ trực thăng UH-1.

    Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 92 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrườngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 524Ðầu tiên: Ðại Úy Nguyễn Quang Ninh
Cuối cùng: Trung Tá Sử Ngọc Cả
Thiên LôiThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-38.jpg
Phi Ðoàn 534Trung Tá Nguyễn Văn ThiKim NgưuThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-39.jpg
Phi Ðoàn 548Trung Tá Trần Mạnh KhôiÓ ÐenThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-40.jpg
Biệt Ðội 259DThiếu Tá  Tô Thành NhânNhân ÁiThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-41.jpg

Sư Ðoàn 3 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 3 Không Quân

    Sư Ðoàn 3 KQ được thành lập vào tháng 5-1970 tại Biên Hòa với Sư Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Hỳnh Bá Tính, về sau, vào ngày 1-11-1972, vinh thăng Chuẩn Tướng.  Chuần Tướng Tính tốt nghiệp Khóa 1 (Khóa Lê Văn Duyệt) của Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (tháng 6-1952) với cấp bậc Thiếu Úy, trúng tuyển vào KQ, và tốt nghiệp khóa huấn luyện hoa tiêu tại Marrakech, Maroc, Bắc Phi, trờ thành một trong những phi công đầu tiên của KQ VNCH.  Trước khi đảm nhận chức vụ Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 3 KQ, Tướng Tính đã từng giữ các chức vụ: Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn 2 Quan Sát tại Nha Trang và Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 74 Chiến Thuật tại Cần Thơ.25

Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính

Sư Ðoàn 3 KQ gồm có 3 không đoàn là các Không Ðoàn 23 Chiến Thuật, Không Ðoàn 43 Chiến Thuật, và Không Ðoàn 63 Chiến Thuật.

Không Ðoàn 23 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 23 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 23 Chiến Thuật được thành lập vào giữa năm 1964 tại Biên Hòa, với Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Phạm Long Sửu, và Không Ðoàn Phó là Thiếu Tá Phạm Phú Quốc.  Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Hoàng Thanh Nhã.  Không Ðoàn 23 gồm có tất cả 4 phi đoàn: 2 phi đoàn quan sát là các Phi Ðoàn 112 và Phi Ðoàn 124 sử dụng các phi cơ O-1 Bird Dog và U-17 Skywagon; và 2 phi đoàn khu trục là các Phi Ðoàn 514 và Phi Ðoàn 518 sử dụng phi cơ khu trục A-1 Skyraider.

    Phi Ðoàn 112, mà tiền thân là Phi Ðoàn 2 Quan Sát và Trợ Chiến được thành lập vào tháng 1-1952 tại Nha Trang, di chuyển về Tân Sơn Nhứt tháng 10-1959, đổi tên thành Phi Ðoàn 112, danh hiệu là Thanh Xà, vào tháng 1-1963, và sau cùng chuyển về Biên Hòa tháng 6-1964.  Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Võ Dinh (cấp bậc sau cùng là Chuẩn Tướng, Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân 26), và Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng là Trung Tá Lý Thành Ba). 

    Phi Ðoàn 124, phi đoàn quan sát cuối cùng của KQ VNCH, mang danh hiệu Thần Ðiểu, được thành lập vào cuối năm 1971 tại Biên Hòa, với Phi Ðoàn Trưởng là Trung Tá Võ Trung Nhơn.

    Phi Ðoàn 514, mang danh hiệu Phượng Hoàng, là phi đoàn khu trục kỳ cựu nhứt của Không Lực VNCH.  Tiền thân của nó chính là Phi Ðoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát được thành lập vào năm 1956, trang bị phi cơ F-8F Bearcat, với Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Huỳnh Hữu Hiền (về sau thăng cấp Ðại Tá và là Tư Lệnh Không Quân trong một thời gian ngắn, 1962-1963).  Năm 1960, phi đoàn đổi tên thành Phi Ðoàn 514, trang bị phi cơ A1-H Skyraider, với Chỉ Huy Trưởng là Ðại Úy Nguyễn Quang Tri.  Ðại Tá Tri là một trong những phi công khu trục đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Không Quân Pháp nổi tiếng Salon-de-Provence, là vị chỉ huy đã đào tạo rất nhiều phi công khu trục tài ba cho KQVNCH.  Một trong những phi công này là ông Lê Bá Ðịnh về sau là Thiếu Tá Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn khu trục 530 Thái Dương và Trung Tá Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 72 Chiến Thuật thuộc Sư Ðoàn 6 KQ ở Pleiku.  Ðại Tá Tri về sau thăng lên cấp Ðại Tá, và là Phụ Tá Tư Lệnh KQ đặc trách về Phòng Không tại Bộ Tư Lệnh KQ.  Sau khi sang Mỹ trong diện HO, Ðại Tá Tri là người chủ trương hai Trang Web nổi tiếng trong giới cựu quân nhân Không Quân là Bạn Già Không Quân Cánh Chim Tự Do.  Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng của Phi Ðoàn 514 Phượng Hoàng là Trung Tá Nguyễn Văn Vượng. 

Phi Ðoàn 518, danh hiệu Phi Long, được thành lập vào đầu năm 1964, trang bị phi cơ khu trục A1-H Skyraider, với Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Phạm Phú Quốc (là một trong 2 phi công đã ném bom Dinh Ðộc Lập vào ngày 27-2-1962; ngày 19-4-1965, lúc đó đã thăng lên cấp Trung Tá và đang giữ chức vụ Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 23 Chiến Thuật, ông đã hy sinh khi chỉ huy 6 phi tuần Skyraider trong một phi vụ Bắc Phạt oanh tạc Hà Tỉnh).  Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng là Trung Tá Lê Quốc Hùng

Phi cơ khu trục A1-H Skyraider mà 2 Phi Ðoàn 514 và 518 được trang bị chính là phi cơ khu trục AD-6 của hảng Douglas như trong hình dưới đây:

    Phi cơ khu trục A1-H Skyraider mang những đặc tính như sau: 27

  • Chiều dài: 11,84 m
  • Sải cánh: 15,25 m 
  • Chiều cao: 4,78 m
  • Trọng lượng: 5.429 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt loại Wright R-3350-26WA, với sức đẩy 2.700 mã lực
  • Vận tốc: bình phi 319 km/giờ, tối đa 518 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 2.115 km
  • Cao độ tối đa: 8.685 m
  • Phi hành đoàn: 1 phi công 
  • Trang bị hỏa lực: 

. 4 đại liên 20 mm loại AN-M3 

. 15 rack để gắn bom hay hỏa tiển dưới cánh và thân mình tối đa là 3.600 kg

    Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 23 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðòan 112Ðầu tiên: Ðại Úy Võ Dinh
Cuối cùng: Trung Tá Lý Thành Ba
Thanh XàThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-46.jpg
Phi Ðoàn 124Trung Tá Võ Trung Nhơn Thanh ÐiểuThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-47.jpg
Phi Ðoàn 514Ðầu tiên: Ðại Úy Huỳnh Hữu Hiền
Cuối cùng: Trung Tá Dương Bá Trát
Phượng HoàngThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-48.jpg
Phi Ðoàn 518Ðầu tiên: Thiếu Tá Phạm Phú Quốc
Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Quan Vĩnh 
Phi LongThis image has an empty alt attribute; its file name is su-doan-khong-quan-49.jpg

Không Ðoàn 43 Chiến Thuật

Huy hiện Không Ðoàn 43 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 43 Chiến Thuật, được thành lập tại Biên Hòa, là một không đoàn chuyên về trực thăng, gồm có tất cả 6 phi đoàn và 1 biệt đội là: 1 phi đoàn trang bị trực thăng CH-47 Chinook là Phi Ðoàn 237, 5 phi đoàn trang bị trực thăng UH-1 là các Phi Ðoàn 221, 223, 231, 245, 251, và Biệt Ðội 259E phụ trách tải thương cũng trang bị trực thăng UH-1.  Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Vũ Quang Triệu.

    Dưới đây là bảng liệt kê các đơn vị của Không Ðoàn 43 Chiến Thuật với tên họ các vị chỉ huy trưởng, cùng với danh hiệu và huy hiệu:

Ðơn VịChỉ Huy TrườngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 221Ðầu tiên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Văn TrọngLôi Vũ
Phi Ðoàn 223Trung Tá Trần Văn LuânLôi Ðiểu
Phi Ðoàn 231Trung Tá Nguyễn Hữu LộcLôi Vân
Phi Ðoàn 237Ðầu tiên: Trung Tá Hồ Bảo Ðịnh Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Phú ChínhLôi Thanh
Phi Ðoàn 245Trung Tá Nguyễn Hữu LaiLôi Bằng
Phi Ðoàn 251Trung Tá Dương Quang LễLôi Thiên
Biệt Ðội 259EÐầu tiên: Thiếu Tá Ðặng Kim Quy Cuối cùng: Thiếu Tá Huỳnh Văn Du Nhân Ái

Vào mùa hè 1972, Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức, Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn 221 (từ tháng 1-1973, là Trung Tá Không Ðoàn Phó, Không Ðoàn 64 Chiến Thuật, thuộc Sư Ðoàn 4 KQ ở Cần Thơ), là người chỉ huy tất cả các cuộc hành quân trực thăng vận (đổ quân), tiếp tế, và tải thương của Phi Ðoàn 221 cho chiến trường An Lộc.28

Không Ðoàn 63 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 63 Chiến Thuật

    Ðây là một không đoàn gồm toàn khu trục phản lực cơ F-5.  Do đó Không Ðoàn 63 Chiến Thuật cũng được biết đến dưới biệt danh (nickname) là Không Ðoàn F-5 và hồm có tất cả 6 Phi Ðoàn sử dụng phản lực cơ F-5: đó là các Phi Ðoàn 522, 536, 538 (biệt phái cho Sư Ðoàn 1 KQ tại Ðà Nẵng, như đã ghi chú bên trên), 540, 542, và 544, với danh hiệu, huy hiệu, và chỉ huy trưởng như sau:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 522Ðại Úy Nguyễn Quốc HưngThần Ưng
Phi Ðoàn 536Thiếu Tá Ðàm Thượng VũThiên Ưng
Phi Ðoàn 538Thiếu Tá Phạm ÐÌnh AnhHồng Tiễn
Phi Ðoàn 540Thiếu Tá Nguyễn Tiến ThànhHắc Ưng
Phi Ðoàn 542Thiếu Tá Trịnh Bửu QuangKim Ưng
Phi Ðoàn 544Thiếu Tá Nguyễn Văn TườngHải Ưng

Sư Ðoàn 4 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 4 Không Quân

    Sư Ðoàn 4 KQ được thành lập vào tháng 3-1970 tại Cần Thơ với Sư Ðoàn Trưởng đầu tiên là Ðại Tá Nguyễn Huy Ánh, về sau, vào ngày 1-11-1971, vinh thăng Chuẩn Tướng. Tướng Ánh là dân chính trúng tuyển vào KQ, được gửi sang Pháp theo học các khóa huấn luyện hoa tiêu, và tốt nghiệp thủ khoa khóa 1955 với cấp bậc Thiếu Úy.  Ông cũng là một trong những phi công trực thăng đầu tiên được huấn luyện tại Hoa Kỳ.  Trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 4 KQ, Tướng Ánh đã từng là Phi Ðoàn Trưởng các Phi Ðoàn trực thăng 215, 211, và Không Ðoàn Trưởng các Không Ðoàn Chiến Thuật 74 và 62.  Chuẩn Tướng Ánh tử nạn trực thăng vì công vụ ngày 27-4-1972, và được truy thăng lên cấp Thiếu Tướng 29 

Thiếu Tướng Nguyễn Huy Ánh

    Sau đó Ðại Tá Nguyễn Hữu Tần, đang giữ chức vụ Tham Mưu Phó Hành Quân tại Bộ Tư Lệnh KQ, được đề cử thay thế Thiếu Tướng Ánh làm Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 4 KQ vào cuối tháng 4-1972.  Ngày 1-4-1974, Ðại Tá Tần vinh thăng Chuẩn Tướng.  Tướng Tần tốt nghiệp Khóa 1 (Khóa Lê Lợi) Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh (tháng 6-1952) với cấp bậc Thiếu Úy; sau đó chuyển sang KQ, theo học và tốt nghiệp Thủ Khoa Khóa 5 Hoa Tiêu Quan Sát (1956) tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang.  Trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ Sư Ðoàn Trưởng Lệnh Sư Ðoàn 4 KQ, ông đã từng giữ các chức vụ: Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát, Không Ðoàn Phó Không Ðoàn 62 Chiến thuật lúc mới thành lập do Trung Tá Trần Văn Minh (sau là Trung Tướng Tư Lệnh KQ) là Không Ðoàn Trưởng.30 

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần

    Sư Ðoàn 4 KQ gồm có 3 không đoàn là Không Ðoàn 64 Chiến Thuật, Không Ðoàn 74 Chiến Thuật, và Không Ðoàn 84 Chiến Thuật.

Không Ðoàn 64 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 64 Chiến Thuật

Không Ðoàn 64 Chiến Thuật đóng tại Cần Thơ, với Không Ðoàn Trưởng là Trung Tá Trương Thành Tâm (trước là Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn trực thăng 217), gồm có tất cả 3 phi đoàn và 1 biệt đội trực thăng: 2 phi đoàn trực thăng UH-1 là Phi Ðoàn 217 và Phi Ðoàn 255, 1 phi đoàn trực thăng CH-47 Chinoook là Phi Ðoàn 249, và 1 biệt đội tải thương là Biệt Ðội 259F cũng sử dụng trực thăng UH-1.

    Phi Ðoàn 217, mang danh hiệu Thần Ðiểu, là một trong những phi đoàn trực thăng đầu tiên của KQ VNCH khi chuyển từ trực thăng H-19 của KQ Pháp giao lại sang trực thăng H-34.  Thành lập tại Ðà Nẵng vào tháng 4-1964, Phi Ðoàn 217 có ban chỉ huy đầu tiên như sau: 31

  • Chỉ Huy Trưởng: Ðại Úy Ong Lợi Hồng (cấp bậc sau cùng là Ðại Tá, Sư Ðoàn Phó Sư Ðoàn 4 KQ)
  • Chỉ Huy Phó: Trung Úy Mai Văn Hải
  • Sĩ Quan Hành Quân: Thiếu Úy Nguyễn Văn Phú Hiệp
  • Sĩ Quan An Phi: Thiếu Úy Hồng Văn Tý
  • Sĩ Quan Kỹ Thuật: Chuẩn Úy Trần Phước Hội

Sau đó phi đoàn chuyển về đóng tại Tân Sơn Nhứt một thời gian rồi chuyển về và đổn trú vĩnh viễn tại phi trường Trà Nóc ở Cần Thơ.  Một thời gian sau, Phi Ðoàn 217 có ban chỉ huy mới với Thiếu Tá (về sau thăng lên Trung Tá) Trương Thành Tâm làm Phi Ðoàn Trưởng và Ðại Úy Nguyễn Thanh Hải (về sau thăng lên Trung Tá, công tác tại Phòng Thanh Tra, phụ trách về An Phi, tại Bộ Tư Lệnh KQ) là Phi Ðoàn Phó.  Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng là Trung Tá Nguyễn Văn Vọng.  Sau khi về Trà Nóc một thời gian, Phi Ðoàn 217 chuyển sang trang bị trực thăng UH-1.

Phi Ðoàn 255, mang danh hiệu Xà Vương, là một trong những phi đoàn trực thăng UH-1 được thành lập sau cùng (đầu năm 1973) của KQ VNCH, với Phi Ðoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Kim Huờn.

Phi Ðoàn 249 là phi đoàn trực thăng CH-47 Chinook được thành lập sau cùng (tháng 12-1972) của KQ VNCH, với Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Tống Phước Hào (về sau thăng cấp lên Trung Tá).

Ðơn vị cuối cùng của Không Ðoàn 64 Chiến Thuật là một phi đội UH-1 chuyên thực hiện các phi vụ tải thương: đó là Biệt Ðội 259F mà Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Thành Quới.

Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các đơn vị của Không Ðoàn 64 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 217Ðầu tiên: Ðại Úy Ong Lợi Hồng
Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Văn Vọng 
Thần Ðiểu
Phi Ðoàn 249Ðầu tiên: Thiếu Tá Tống Phước Hào
Thứ nhì: Thiếu Tá Phạm Văn Trung
Cuối cùng: Thiếu Tá Phạm Xuân Việt
Mãnh Long
Phi Ðoàn 255Trung Tá Nguyễn Kim HườnXà Vương
Biệt Ðội 259FThiếu Tá Nguyễn Thành QuớiNhân Ái

Ghi chú: Thiếu Tá Phạm Văn Trung, vào KQ Khóa 63A, đã từng phục vụ tại các phi đoàn trực thăng 215, 219, 237, 241, nhậm chức Phi Ðoàn Trường Phi Ðoàn 249 (Chinook) ngày 10-12-1974, và hy sinh ngày 12-12-1974 tại chiến trường Mộc Hóa khi chiếc Chinook của ông bị trúng hỏa tiển tầm nhiệt SA7.  Ông được truy thăng lên Trung Tá.32

Không Ðoàn 74 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 74 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 74 Chiến Thuật được thành lập tại Cần Thơ vào tháng 4-1964 với các vị Không Ðoàn Trưởng lần lượt như sau: đầu tiên là Trung Tá Trần Văn Minh (về sau là Trung Tướng Tư Lệnh KQ), thứ nhì là Trung Tá Huỳnh Bá Tinh (về sau là Chuẩn Tướng Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 3 KQ), thứ ba là Trung Tá Nguyễn Huy Ánh (về sau là Chuẩn Tướng Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 4 KQ), và cuối cùng là Ðại Tá Nguyễn Quang Ninh.  Không Ðoàn 74 Chiến Thuật gồm có tất cả 5 phi đoàn:

  • 2 phi đoàn quan sát: Phi Ðoàn 116 sử dụng phi cơ O-1 Bird Dog, và Phi Ðoàn 122 sử dụng phi cơ U-17A/B Skywagon
  • 3 phi đoàn khu trục: Phi Ðoàn 520, Phi Ðoàn 526, và Phi Ðoàn 546 tất cả đều trang bị khu trục phản lực cơ A-37B Dragonfly

    Phi Ðoàn 116, mang danh hiệu Sơn Ca (trước là Thần Ưng), được thành lập vào tháng 6-1964 tại Nha Trang, sau đó chuyễn về Cần Thơ vào tháng 7-1964.  Phi Ðoàn Trưởng cuối cùng (xử lý thường vụ) là Trung Tá Bùi Thanh Sử.

    Phi Ðoàn 122, mang danh hiệu Hoa Mi (trước là Thần Tiễn), được thành lập vào tháng 8-1972, với Phi Ðoàn Trưởng là Trung Tá Trần Trọng Khương.

    Phi Ðoàn 520, mang danh hiệu Thần Báo, được thành lập năm 1964 tại Biên Hòa, với Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Ðại Úy Nguyễn Ngọc Biện, trang bị phi cơ khu trục cánh quát A-1H Skyraider, di chuyển về Cần Thơ vào giữ năm 1965, và đến năm 1968 thì chuyển sang trang bị với khu trục phản lực cơ A-37.

    Phi Ðoàn 526, mang danh hiệu Quỷ Vương, được thành lập năm 1971 tại Cần Thơ, với Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hải.

    Phi Ðoàn 546, mang danh hiệu Thiên Sứ, được thành lập vào cuối năm 1972, với Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Lê Mộng Hoan.

    Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 74 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 116Trung Tá Bùi Thanh Sử Sơn Ca
Phi Ðoàn 122Trung Tá Trần Trọng KhươngHọa Mi
Phi Ðoàn 520Ðại Úy Nguyễn Ngọc BiênThần Báo
Phi Ðoàn 526Thiếu Tá Huỳnh Hữu HảiQuỷ Vương
Phi Ðoàn 546Thiếu Tá Lê Mộng Hoan Thiên Sứ

Không Ðoàn 84 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 84 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 84 Chiến thuật, được thành lập tại Sóc Trăng sau dời về Cần Thơ, gồm có 3 phi đoàn UH-1 là các Phi Ðoàn 211, 225 và 227, và 1 biệt đội tải thương cũng sử dụng trực thăng UH-1 là Biệt Ðội 259H, với các vị chỉ huy, danh hiệu và huy hiệu như sau:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 211Ðầu tiên: Ðại Úy Nguyễn Ðức Hớn
Cuối cùng: Trung Tá Trần Quế Lâm
Thần Chùy
Phi Ðoàn 225Trung Tá Lê Văn ChâuÁc Ðiểu
Phi Ðoàn 227Trung Tá Trần Châu RếtHải Âu 
Biệt Ðội 259HThiếu Tá Nguyễn Trọng ThanhNhân Ái

Sư Ðoàn 5 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 5 Không Quân

    Sư Ðoàn 5 KQ được thành lập vào tháng 1-1971 tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhứt với Sư Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Phan Phụng Tiên, về sau, vào ngày 1-11-1972, vinh thăng Chuẩn Tướng.  Tướng Tiên tốt nghiệp Khóa 1 (Khóa Lê Lợi) Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh (tháng 6-1952) với cấp bậc Thiếu Úy.  Sau đó ông chuyển sang KQ.  Ông tốt nghiệp Khóa 52F1 tại Marrakech, Maroc, Bắc Phi cùng với các ônh Huỳnh Hữu Hiền (về sau là Ðại Tá Tư Lệnh KQ, 1962-1963), Phạm Ngọc Sang (về sau là Chuẩn Tướng Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 6 KQ), và Huỳnh Bá Tính (về sau là Chuẩn Tướng Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 3 KQ). Năm 1954 ông thăng cấp Ðại Úy và làm Chỉ Huy Trưởng Phi Ðoàn 1 Vận Tải.  Ông chính là phi công trưởng lái chiếc vận tải cơ C-47 đưa Ðại Tá Nguyễn Chánh Thi và các sĩ quan nhảy dù sang tị nạn chính trị tại Cao Miên sau khi cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 thất bại.  Sau khi cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 thành công, ông trở về nước, thăng cấp Thiếu Tá.  Năm 1968, ông thăng cấp Ðại Tá và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Tân Sơn Nhứt sau khi Ðại Tá Lưu Kim Cương tử trận.33 

Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên

    Sư Ðoàn 5 KQ gồm có 2 không đoàn: Không Ðoàn 33 Chiến Thuật và Không Ðoàn 53 Chiến Thuật.

Không Ðoàn 33 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 33 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 33 Chiến Thuật, đóng tại Tân Sơn Nhứt, được thành lập vào tháng 1-1964 với Chỉ Huy Trưởng lần lượt là các sĩ quan cao cấp sau đây:

  • Ðại Tá Hà Xuân Vịnh
  • Ðại Tá Phạm Ngọc Sang
  • Trung Tá Lưu Kim Cương
  • Ðại Tá Dương Thiệu Hùng
  • Ðại Tá Phan Phụng Tiên
  • Ðại Tá Bùi Ðức Mỹ  

Không Ðoàn 33 gồm có tất cả 5 phi đoàn và 1 biệt đội: Phi Ðoàn đặc nhiệm 314, 2 Phi Ðoàn vận tải 429 và 431, 2 Phi Ðoàn không thám điện tử 716 và 718, và Biệt Ðội tải thương 259G.

    Phi Ðoàn đặc nhiệm 314, mang danh hiệu Thần Tiễn, với Phi Ðoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Trí, trên nguyên tắc là một phi đoàn vận tải, sử dụng một số phi cơ vận tải như C-47, DC-6B, nhưng trên thực tế đây là một phi đoàn đặc nhiệm chuyên phụ trách việc chuyên chở các yếu nhân chính trị và quân sự của chính phủ VNCH.    Do đó trong giới KQ người ta thường gọi Phi Ðoàn 314 là Phi Ðoàn VIP (chữ tắt tiếng Anh mà giới truyền thông Hoa Kỳ thường sử dụng: Very Important Persons = Những Người Rất Quan Trọng).34  

Phi cơ C-47 của Phi Ðoàn 314 Thần Tiễn

Phi cơ DC-6B của Phi Ðoàn 314 Thần Tiễn

    Hai Phi Ðoàn 429 và 431, cùng với Phi Ðoàn 427 (đã đề cập đến trong phần về Sư Ðoàn 1 KQ bên trên) đều là các phi đoàn vận tải sử dụng phi cơ C-7A Caribou.  Cả 3 phi đoàn này đều được thành lập tại Căn Cứ KQ Phù Cát, thuộc tỉnh Bình Ðịnh, đầu tiên là Phi Ðoàn 427 (tháng 2-1972), kế đến là Phi Ðoàn 429 (tháng 4-1972), và sau cùng là Phi Ðoàn 431 (tháng 6-1972).  Tháng 6-1972, Phi Ðoàn 427 di chuyển ra đóng tại Căn Cứ Ðà Nẵng và trực thuộc Không Ðoàn 41 của Sư Ðoàn 1 KQ.  Phi Ðoàn 429, có danh hiệu là Sơn Long, với Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Cung Thăng An, Chỉ Huy Phó là Trung Tá Nguyễn Viết Xương; tháng 4-1973, phi đoàn di chuyển về Căn Cứ Tân Sơn Nhứt và trực thuộc Không Ðoàn 33 Chiến Thuật.  Phi Ðoàn 431, có danh hiệu là Phương Long, với Chì Huy Trưởng là Trung Tá Nguyễn Viết Xương (từ Phi Ðoàn 429 chuyển sang), Chỉ Huy Phó là Thiếu Tá Huỳnh Ngọc Nghĩa, và Trưởng Phòng Hành Quân là Thiếu Tá Nguyễn Ðình Thảo; tháng 11-1972, phi đoàn di chuyển về Căn Cứ Tân Sơn Nhứt và trực thuộc Không Ðoàn 33 Chiến Thuật.35  

    Hai Phi Ðoàn 716 và 718 là những phi đoàn không thám điện tử, tuy là các đơn vị của Sư Ðoàn 5 KQ, nhưng thật ra là những phi đoàn đặt dưới sự điều động của Ðơn Vị 17 của Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu (đặc trách về tình báo tín hiệu –Signal Intelligence hay SIGINT–).36  

    Phi Ðoàn 716 sử dụng phi cơ U-6A Beaver là một kiểu đã được thiết kế lại của phi cơ quan sát L-20 của hảng de Havilland (Canada) như trong hình sau đây:

Phi cơ U-6A Beaver

    Phi cơ U-6A Beaver mang những đặc tính như sau:

  • Chiều dài: 9,24 m
  • Sải cánh: 14,63 m 
  • Chiều cao: 2,74 m
  • Trọng lượng: 1.293 kg
  • Ðộng cơ: 1 động cơ cánh quạt Pratt & Whitner loại R-985-AN, với sức đẩy 450 mã lực
  • Vận tốc: bình phi 177 km/giờ, tối đa 225 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 1.239 km
  • Phi hành đoàn: 1 phi công 
  • Trang bị hỏa lực: không có

Phi Ðoàn 718 được chính thức thành lập vào năm 1973 tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhứt với ban chỉ huy như sau: 37

  • Phi Ðoàn Trưởng: Trung Tá Nguyễn Hữu Bách
  • Phi Ðoàn Phó: Thiếu Tá Phan Văn Lộc
  • Phụ trách Ðiều Hành Viên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Thắng

Phi Đoàn 718 thực hiện các phi vụ không thám điện tử (thường có thời gian từ 3 đến 5 giờ đồng hồ), là một phi đoàn có quân số lớn nhất với hơn 500 quân nhân các cấp và 36 phi cơ EC-47 được trang bị với hệ thống ALR-34. Phi hành đoàn âm thầm thi hành nhiệm vụ, không bao giờ tiết lộ việc hành quân kể cả người thân. Nhân viên Phi Đoàn 718 phải qua máy nói sự thật (Polygragh test) và tuân theo những luật lệ đặc biệt như phải giữ bí mật về hoạt động và nhất là không được chụp ảnh của phi cơ bất luận bên trong hay bên ngoài. Vì lý do nầy hình ảnh hoạt động của Phi Đoàn 718 rất hiếm.

Phi cơ EC-47D Dakota

    Phi cơ EC-47D Dakota chính là một dạng phi cơ quân sự, được đặc biệt trang bị thêm các máy móc điện tử dùng trong không thám điện tử, của phi cơ DC-3 Dakota của hảng Douglas nổi tiếng là chiếc phi cơ được thiết kế thành công nhứt trong lịch sử hàng không thế giới (hiện nay DC-3 là phi cơ đang còn được sử dụng có tuổi đời cao nhứt thế giới –ra đời từ năm 1936– ; vào năm 2013 người ta ước lượng vẫn còn có khoảng 2.000 chiếc DC-3 còn đang được sử dụng trên khắp thế giới).  

    Phi cơ EC-47D Dakota mang những đặc tính như sau: 38

  • Chiều dài: 19,43 m
  • Sải cánh: 29,41 m
  • Chiều cao: 5,18 m
  • Trọng lượng: 8.226 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-1830-90C, 1,200 mả lực mổi cái
  • Vận tốc: 380 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 2,575 km
  • Cao độ tối đa: 8.045 m
  • Phi hành đoàn: 3
  • Trang bị: không trang bị vũ khí, chỉ có 16 trái khói ở sau đuôi đề chống hỏa tiển tầm nhiệt SA7; bên trong phi cơ trang bị các máy móc điện tử để truy tầm và chận bắt các mẫu truyền tin của địch quân, và đặc biệt là để truy tầm và định vị các máy phát tín hiệu của địch quân thường được gọi tắt là ARDF (airborne radio direction finding), chuyện này rất quan trọng vì máy phát tín hiệu thường là bên cạnh các vị chỉ huy các đơn vị tác chiến ngay tại chiến trường. Sau khi xác định được đường kính của khu vực mục tiêu (khoàng 300 m), các oanh tạc cơ (có khi là cả phi cơ B-52) sẽ được gọi đến để thanh toán mục tiêu.    

Biệt Ðội tải thương 259G, cũng như tất cả các biệt đội thuộc Phi Ðoàn 259, sử dụng phi cơ trực thăng UH-1. 

Bên dưới là bảng liệt kê danh hiệu và huy hiệu của các phi đoàn thuộc Không Ðoàn 33 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 314Trung Tá Ðặng Ngọc HiểnThần Tiễn
Phi Ðoàn 429Trung Tá Cung Thăng AnSơn Long
Phi Ðoàn 431Trung Tá Nguyễn Viết XươngPhương Long
Phi Ðoàn 716Ðầu tiên: Thiếu Tá Nguyễn Anh Tuấn
Cuối cùng: Trung Tá Huỳnh Minh Thoại
Hoàng Long
Phi Ðoàn 718Trung Tá Nguyễn Hữu Bách Thiên Long
Biệt Ðội 259GThiếu Tá Trần Quang VõNhân Ái

Không Ðoàn 53 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 53 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 53 Chiến Thuật, với Không Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Huỳnh Văn Hiến, cũng đồn trú tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhứt, gồm có tất cả 8 phi đoàn: 

  • 6 phi đoàn vận tải:
  • Phi Ðoàn 413 sử dụng phi cơ C-119 Flying Boxcar; 
  • 3 Phi Ðoàn 421, 423, và 425 sử dụng phi cơ C-123 Provider 
  • 2 Phi Ðoàn 435 và 437 sử dụng phi cơ C-130 Hercules  
  • 2 phi đoàn yểm trợ hỏa lực (hay vận tải võ trang, gunships, hay cường kích, hỏa long) là Phi Ðoàn 819 với phi cơ AC-119G Shadow và Phi Ðoàn 821 với phi cơ AC-119K Stinger.

Phi Ðoàn 413, mang danh hiệu Xích Long, tiếp nhận 16 phi cơ C-119G vào năm 1968, hoạt động được 3 năm và bị giải tán vào cuối năm 1971, tất cả nhân viên của phi đoàn được điều sang Phi Ðoàn 821 sử dụng phi cơ AC-119K Stinger

Phi Ðoàn 421 được thành lập vào tháng 4-1971 với Phi Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Quế Sơn.  Phi Ðoàn 423 được thành lập vào tháng 7-1971 với Phi Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Mạc Hữu Lộc.  Phi Ðoàn 425 được thành lập vào tháng 12-1974 với Phi Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Thế Thân.  Mổi phi đoàn đều được trang bị 16 chiếc C-123K.  Sau 2 năm hoạt động tổng cộng có tất cả 10 chiếc trong tổng số 48 chiếc C-123K Provider của 3 phi đoàn này đã bị rớt, trong đó có 4 chiếc bị hỏa lực địch bắn hạ.  Cả 3 phi đoàn này bị giải tán vào đầu năm 1973 và toàn bộ phi cơ C-123 đã bị trả lại cho quân đội Mỹ.39

Hai Phi Ðoàn 435 và 437 đều được trang bị giống nhau: mổi phi đoàn 16 chiếc vận tải cơ C-130 Hercules.

Phi cơ C-119 Flying boxcar là loại phi cơ vận tải với 2 động cơ cánh quạt do công ty Fairchild sản xuất như hình dưới đây: 

Phi cơ vận tải C-119 Flying Boxcar

Phi cơ C-119 Flying Boxcar mang những đặc tính như sau: 40

  • Chiều dài: 26,37 m
  • Sải cánh: 33,3 m 
  • Chiều cao: 8,08 m
  • Trọng lượng: 18.053 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney loại 28 xy-lanh R-4360-20W, với sức đẩy 3.500 mã lực mỗi cái
  • Vận tốc: bình phi 174 km/giờ, 242 km/giờ
  • Cao độ tối đa: 7.300 m
  • Tầm hoạt động: 2.849 km
  • Phi hành đoàn: 5 người gồm 2 phi công, 1 điều hành viên (navigator), 1 truyền tin (radio operator), và 1 crew chief 
  • Khả năng vận chuyển: 

. người: 67 binh sĩ, hoặc 35 cáng thương binh 

. hàng hóa: 12.500 kg

    Phi cơ C-123 Provider cũng là 1 phi cơ vận tải với 2 động cơ cánh quạt do công ty Fairchild sản xuất như trong hình dưới đây:

Phi cơ vận tải C-123 Provider

    Phi cơ C-123 Provider mang những đặc tính như sau: 41

  • Chiều dài: 23,25 m
  • Sải cánh: 33,53 m 
  • Chiều cao: 10,39 m
  • Trọng lượng: 16.042 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney loại R-2800-99W, với sức đẩy 2.500 mã lực mỗi cái; và 2 động cơ bán phản lực General Electric loại J85-GE-17 turbojet, với sức đẩy 2.850 lbf mỗi cái
  • Vận tốc: bình phi 278 km/giờ, 367 km/giờ
  • Cao độ tối đa: 6.430 m
  • Tầm hoạt động: 1.666 km
  • Phi hành đoàn: 4 người  
  • Khả năng vận chuyển: 

. người: 60 binh sĩ, hoặc 50 cáng thương binh 

. hàng hóa: 11.000 kg

Phi cơ C-130 Hercules là phi cơ vận tải lớn nhứt, với 4 động cơ cánh quạt, được Hoa Kỳ chuyển giao cho KQ VNCH trong kế hoạch Enhance Plus sau khi Hiệp Ðịnh Paris được ký kết vào đầu năm 1973:

Phi cơ vận tải C-130A Hercules 

    Phi cơ C-130A Hercules mang những đặc tính như sau: 42

  • Chiều dài: 29, m
  • Sải cánh: 40,4 m 
  • Chiều cao: 11,6 m
  • Trọng lượng: 34.400 kg
  • Ðộng cơ: 4 động cơ cánh quạt loại Allison T56-A-15 turboprops, với sức đẩy 4590 mã lực mỗi cái
  • Vận tốc: bình phi 540 km/giờ, tối đa 592 km/giờ
  • Cao độ tối đa: 7.700 m
  • Tầm hoạt động: 3.800 km
  • Phi hành đoàn: 5 người gồm 2 phi công, 1 điều hành viên (navigator), 1 cơ phi, 1 phụ trách cất hàng (loadmaster) 
  • Khả năng vận chuyển: 

. người: 92 hành khách, hoặc 64 binh sĩ nhảy dù, hoặc 74 cáng thương binh với 5 nhân viên quân y

. xe cộ: 2-3 xe jeep loại Humvees, hoặc 2 thiết vận xa M113, hoặc 1 đại bác 155 mm loại Caesar self-propelled howitzer

    Phi Ðoàn 821, một phi đoàn yểm trợ hỏa lực (hay vận tải võ trang, gunships, hay hỏa long hay cường kich), mang danh hiệu Tinh Long, được thành lập khoảng đầu năm 1973 tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhứt, khi Không Lực Hoa Kỳ chuyển giao tất cả phi ơ AC-119K cho KQ VNCH theo Chương trình “Enhance Plus” sau khi Hiệp Ðịnh Paris được ký kết.  Ngoài các phi đội đóng tại Tân Sơn Nhứt để yểm trợ cho Vùng III và Vùng IV, Phi Ðoàn 821 còn có thêm 2 Biệt đội, một đóng tại Ðà Nẵng để yểm trợ cho Vùng I và một Biệt Ðội đóng tại Phù Cát để yểm trợ cho Vùng II; sau vụ triệt thoái của Quân Ðoàn II giữa tháng 3-1975, Biệt Ðội đóng tại Phù Cát phải di chuyển về Phan Rang, và vài ngày sau thì di chuyển về Tân Sơn Nhứt luôn.  Phi Ðoàn 821 gồm có một ban chỉ huy như sau: 43, 44

  • Phi Ðoàn Trưởng: Trung Tá Hoàng Nuôi
  • Phi Ðoàn Phó: Thiếu Tá Nguyễn Minh Nhựt
  • Sĩ quan hành quân: Thiếu Tá Nguyễn Hồng Sơn (Sơn voi)
  • Sĩ quan huấn luyện: Ðại Úy Nguyễn Văn Chẩn
  • Sĩ quan an phi: Ðại Úy Nguyễn Trọng Quỳnh (thay cho Ðại Úy Nguyễn Phúc Hải tử nạn trong một phi vụ huấn luyện)

Phi Ðoàn 821 gồm khoảng 300 nhân viên bao gồm các hoa tiêu (phi công chánh và phụ), điều hành viên, cơ phi, chuyên viên hỏa châu và xạ thủ đại liên.  Các phi vụ của Phi Ðoàn Tinh Long 821 luôn luôn được thực hiện vào ban đêm để yểm trợ cho các xã ấp, quận ly, tiền đồn, hẻo lánh, xa xôi đang bị Cộng quân lợi dụng việc tiếp viện khó khăn để tấn công và mưu toan tràn ngập. 

Phi Ðoàn Tinh Long 821 được trang bị phi cơ AC-119K Stinger mang những đặc tính sau đây: 45

  • Chiều dài: 26,36 m
  • Sải cánh: 33,31 m
  • Chiều cao: 8,13 m
  • Trọng lượng: 36.468 kg
  • Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Wright R-3350s, 3.500 mả lực mổi cái; và 2 turbojet General Electric J85-GE-17, sức đẩy 1.293 kg mổi cái 
  • Vận tốc: 330 km/giờ
  • Tầm hoạt động: 5 giờ đồng hồ
  • Cao độ tối đa: 2.133 m
  • Phi hành đoàn: 10 người gồm 1 phi công chánh, 1 phi công phụ, 1 điều hành viên (navigator), 1 quan sát viên (night observation sight NOS operator), 1 chuyên viên radar, 1 cơ phi, 1 chuyên viên hỏa châu, và 3 xạ thủ đại liên
  • Trang thiết bị và hỏa lực hỏa lực: 

­ 4 khẩu đại liên 7,62 mm loại SUU-11A với 21.500 viên đạn; về sau được thay bằng loại MXU-470/A

­ 2 khẩu đại liên 20 mm loại M61-A1 với 3.000 viên đạn (hai  loại đại liên này đều được điều khiển bằng máy vi tính)

­ 24 hỏa châu loại MK-24 với máy phóng LAU-74/A 

      ­ 1 đèn rọi có độ sáng 1,5 triệu nến   

­ 3 loại máy radar: APQ-136 (forward looking radar), AAD-4 (forward looking infrared radar), và AN/APQ-133 (beacon tracking radar)

­ máy chống radar địch APR-25/26 (electronic countermeasures (ECM) warning device)

    Trong tháng 4-1975, cũng như một số đơn vị khác của Sư Ðoàn I đã di tản về đồn trú tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhứt, Phi Ðoàn 821 vẫn còn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong ngày cuối cùng của cuộc chiến như trong bài viết sau đây: 46

“… Khoảng 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, Tinh Long 7, chiếc AC-119K cuối cùng, đang tiêu diệt VC ở vòng đai phi trường Tân Sơn Nhât, bị trúng hỏa tiễn SA-7 bốc cháy và nổ tung trên bầu trời, phi hành đoàn hy sinh… “

    Dưới đây là bảng tóm lược thông tin về các phi đoàn của Không Ðoàn 53 Chiến Thuật:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 413Chưa tìm đượcXích Long
Phi Ðoàn 421Thiếu Tá Nguyễn Quế SơnChưa tìm được
Phi Ðoàn 423Thiếu Tá Mạc Hữu LộcChưa tìm được
Phi Ðoàn 425Thiếu Tá Nguyễn Thế ThânChưa tìm được
Phi Ðoàn 435Trung Tá Lâm Văn PhiếuChưa tìm được
Phi Ðoàn 437Trung Tá Mạc Mạnh CầuChưa tìm được
Phi Ðoàn 819Ðầu tiên: Thiếu Tá Ðặng Văn Ðức
Cuối cùng: Trung Tá Nguyễn Văn Hồng 
Hắc Long
Phi Ðoàn 821Trung Tá Hoàng NuôiTinh Long

Sư Ðoàn 6 Không Quân

Huy hiệu Sư Ðoàn 6 Không Quân

    Sư Ðoàn 6 Không Quân được thành lập vào tháng 6-1972 tại Pleiku, về sau, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và Quân Ðoàn II phải triệt thoái khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975, phải di chuyển về Phan Rang.  Sư Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Phạm Ngọc Sang, về sau, vào ngày 1-4-1974, vinh thăng Chuẩn Tướng.  Tướng Sang tốt nghiệp Khóa 1 (Khóa Lê Văn Duyệt) Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (tháng 6-1952) vơi cấp bậc Thiếu Úy.  Tháng 10-1952, ông trúng tuyển vào KQ, được gởi sang Pháp và Maroc theo học các khóa hoa tiêu vận tải, và thăng cấp Trung Úy trong thời gian này.  Ðầu năm 1955 ông về nước và tháng 10 thăng cấp Ðại Úy và giữ chức vụ Chỉ Huy Trường Phi Ðội liên lạc (tiền thân của Phi Ðoàn đặc vụ 314 sau này).  Trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 6 KQ, ông đã từng giữa các chức vụ: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang và Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 33 Chiến Thuật tại Tân Sơn Nhứt.47  

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang

    Sư Ðoàn 6 Không Quân gồm có hai không đoàn là Không Ðoàn 72 Chiến Thuật và Không Ðoàn 82 Chiến Thuật.

Không Ðoàn 72 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 72 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 72 Chiến Thuật, đồn trú tại Pleiku, với Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Lê Bá Ðịnh và cuối cùng là Trung Tá Lê Văn Bút (trước là Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn trực thăng 229), gồm có các phi đoàn sau đây: Phi Ðoàn quan sát 118, 2 Phi Ðoàn trực thăng 229 và 235, Phi Ðoàn khu trục 530, và Biệt Ðội tải thương 259B, với các vị chỉ huy, danh hiệu và huy hiệu như sau:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 118Ðầu tiên: Thiếu Tá Võ Công Minh
Thứ nhì: Trung Tá Võ Ý
Cuối cùng (XLTV): Nguyễn Văn Ðược
Bắc Ðẩu
Phi Ðoàn 229Ðầu tiên: Trung Tá Lê Văn Bút
Cuối cùng: Trung Tá Ðoàn Văn Quang
Lạc Long
Phi Ðoàn 235Ðầu tiên: Thiếu Tá Vĩnh Quốc
Cuối cùng: Trung Tá Huỳnh Hải Hồ
Sơn Dương
Phi Ðoàn 530Ðầu tiên: Thiếu Tá Lê Bá Ðịnh
Thứ nhì: Thiếu Tá Nguyễn Văn Mười
Cuối cùng: Thiếu Tá Bạch Diễn Sơn
Thái Dương
Biệt Ðội 259BÐại Úy Trịnh Viết HảoNhân Ái

Không Ðoàn 82 Chiến Thuật

Huy hiệu Không Ðoàn 82 Chiến Thuật

    Không Ðoàn 82 Chiến Thuật, đồn trú tại Căn Cứ KQ Phù Cát (Bình Ðịnh), với Không Ðoàn Trưởng đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Văn Trương, gồm có các phi đoàn sau đây: Phi Ðoàn 241 với trực thăng CH-47 Chinook, Phi Ðoàn 243 với trực thăng UH-1, Phi Ðoàn 532 với khu trục phản lực cơ A-37, và Biệt Ðội tải thương 259A với trực thăng UH-1, với các vị chỉ huy, hanh hiệu và huy hiệu như sau:

Ðơn VịChỉ Huy TrưởngDanh HiệuHuy Hiệu
Phi Ðoàn 241Trung Tá Ðỗ Văn HiếuThiên Bằng
Phi Ðoàn 243Ðầu tiên: Trung Tá Nguyễn Văn Thân
Cuối cùng: Trung Tá Huỳnh Văn Bông
Mãnh Sư
Phi Ðoàn 532Thiếu Tá Lê TraiGấu Ðen
Biệt Ðội 259AThiếu Tá Nguyễn Hữu NghềNhân Ái

Trong 6 vị tướng Sư Ðoàn Trưởng của 6 sư đoàn KQ VNCH, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang là vị tướng duy nhứt bị địch quân bắt làm tù binh ngay tại mặt trận ở Phan Rang vào ngày 16-4-1975, như lời kể lại sau đây của chính ông trong một bài viết về trận Phan Rang: 48

“… Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Tr/Tướng Nghi, Ông Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 chúng tôi ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tôi thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thiểu, lang thang đi ngược trở về. Tôi bổng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành. Ở tại Đồn điền Yersin 2 ngày, chúng đưa chúng tôi ra Đà Nẳng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22.4.1975 chúng đem phi cơ chở chúng tôi ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ. Chúng thả Ông Lewis vào tháng 8.1975, Tr/Tướng Nghi vào năm 1988 và tôi năm 1992….”

Các Ðơn Vị Hỗ Trợ

    Ngoài các Không Ðoàn Chiến Thuật như đã trình bày trên đây, mỗi Sư Ðoàn KQ đều có một bộ chỉ huy (gọi là “Sư Ðoàn Bộ”) với đầy đủ các phòng ban tham mưu (Kế hoạch, An phi, Nhân viên, Tài Chánh, Chiến tranh Chính trị…) và một số Không Ðoàn phụ thuộc như sau:

  • 1 Không Ðoàn Bảo Trì & Tiếp Liệu, mang phiên hiệu như sau:
  • Sư Ðoàn 1: Không Ðoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, tại  Căn Cứ Ðà Nẵng, với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Nguyễn Bình Trứ (mất tích vào lúc Ðà Nẵng thất thủ)
  • Sư Ðoàn 2: Không Ðoàn 20 Bảo Trì & Tiếp Liệu tại Căn Cứ Nha Trang 
  • Sư Ðoàn 3: Không Ðoàn 30 Bảo Trì & Tiếp Liệu, tại Căn Cứ Biên Hòa, với Không Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Hoành (không rõ họ) 
  • Sư Ðoàn 4: Không Ðoàn 40 Bảo Trì & Tiếp Liệu, tại Căn Cứ Bình Thủy (Cần Thơ)
  • Sư Ðoàn 5: Không Ðoàn 50 Bảo Trì & Tiếp Liệu, tại Căn Cứ Tân Sơn Nhứt
  • Sư Ðoàn 6: Không Ðoàn 60 Bảo Trì & Tiếp Liệu, tại Căn Cứ Cù Hanh (Pleiku), với Không Ðoàn Trưởng là Trung Tá Ðỗ Hữu Sung 
  • 1 (hoặc 2) Không Ðoàn Yểm Cứ, tùy theo số căn cứ có trong khu vực trách nhiệm của Sư Ðoàn:
  • Sư Ðoàn 1: Không Ðoàn Yểm Cứ Ðà Nẵng
  • Sư Ðoàn 2: Không Ðoàn Yểm Cứ Nha Trang, và Không Ðoàn Yểm Cứ Phan Rang với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Trần Ðình Giao
  • Sư Ðoàn 3: Không Ðoàn Yểm Cứ Biên Hòa, với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Phùng Văn Chiêu
  • Sư Ðoàn 4: Không Ðoàn Yểm Cứ Bình Thủy (Cần Thơ), với Không Ðoàn Trưởng là Trung Tá (sau lên Ðại Tá) Bùi Quan Khương
  • Sư Ðoàn 5: Không Ðoàn Yểm Cứ Tân Sơn Nhứt, với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Ðại Tá Nguyễn Trung Sơn
  • Sư Ðoàn 6: Không Ðoàn Yểm Cứ Pleiku, với Không Ðoàn Trưởng cuối cùng là Trung Tá Phạm Bá Mạo (cùng bị địch bắt làm tù bình cùng với Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang tại Phan Rang) và Không Ðoàn Yểm Cứ Phù Cát với Không Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Phạm Hữu Phương. 

Mỗi Không Ðoàn Bảo Trì & Tiếp Liệu sẽ có một số Liên Ðoàn về Bảo Trì, Tiếp Liệu và Vũ Khí Ðạn Dược.  Mỗi Không Ðoàn Yểm Cứ sẽ có một số Liên Ðoàn Trợ lực và Phòng Thủ.

Sơ đồ tổ chức của Sư Ðoàn 3 KQ được trình bày sau đây để minh họa cho cơ cấu tổ chức của một Sư Ðoàn KQ của VNCH: 

Sơ đồ tổ chức Sư Ðoàn 3 KQ VNCH

(Nguồn: Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, tr. 165)

    Ngoài các đại đơn vị là 6 Sư Ðoàn KQ vừa trình bày bên trên, Không Lực VNCH còn có 3 đại đơn vị tương đương cấp sư đoàn nữa là:

    – Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận Không Quân, đồn trú tại Căn Cứ Không Quân Biên Hòa, với Chỉ Huy Trưởng (từ đầu đến cuối) là Chuẩn Tướng Từ Văn Bê.  

    – Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, tại Căn Cứ Không Quân Nha Trang, với Chỉ Huy Trưởng cuối cùng là Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh (Chuẩn Tướng Oánh cũng chính là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trung Tâm khi người Pháp giao lại cho Không Quân VN vào ngày 1-7-1955, lúc ông còn mang cấp bậc Ðại Úy).

    – Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân, tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, với Chỉ Huy Trưởng sau cùng là Ðại Tá Vũ Văn Ước. 

Thay Lời Kết

    Không Quân là một quân chủng rất quan trọng của QLVNCH và đã tham gia chiến đấu rất tích cực cũng như đóng góp không ít xương máu trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho Miền Nam trong suốt 20 năm.  Cùng với các quân chủng khác của QLVNCH, với viện trợ của Hoa Kỳ, KQ đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu, đáng kể so với các nước trên thế giới.  Rất tiếc, vào những năm tháng cuối của cuộc chiến, vì quân viện từ phía Hoa Kỳ bị cắt giảm nghiêm trọng, các Sư Ðoàn KQ đã không còn đủ khả năng yểm trợ tích cực cho các đơn vị của QLVNCH như trước nữa.  Việc hy sinh vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến của một phi hành đoàn AC-119K của Phi Ðoàn 821 Tinh Long tại Tân Sơn Nhứt (29-4-1975) và việc bị địch quân bắt làm tù binh (trong khi ông có thừa phương tiện để thoát thân) của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Sư Ðoàn Trưởng Sư Ðoàn 6 KQ tại Phan Rang (16-4-1975) là những điểm son tiêu biểu cho tinh thần cùng chiến đấu và cùng hy sinh với các lực lượng bạn của các chiến sĩ KQ VNCH.    

Ghi Chú:

  1. Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Melbourne : Lý Tưởng Úc Châu, 2005.  Những thông tin tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển của các ngành của Không Quân VNCH (quan sát, vận tải, khu trục, và trực thăng), cũng như những thông tin chi tiêt (ngày tháng thành lập, tên họ và cấp bậc của các vị chỉ huy trưởng) về các đơn vị (sư đoàn, không đoàn, phi đoàn, biệt đội) trong tài liệu này đã được sử dụng rất nhiều trong suốt bài viết này.   
  2. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  San Jose, Calif.: Hương Quê, 2011.  Tr. 391-392.  
  3. Nguyễn Hữu Thiện.  Ngành khu trục trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://hoiquanphidung.com/content.php?4149-Ng%C3%A0nh-Khu-Tr%E1%BB%A5c-trong-Kh%C3%B4ng-L%E1%BB%B1c-Vi%E1%BB%87t-Nam-C%E1%BB%99ng-H%C3%B2a. Tài liệu này ghi là lúc tốt nghiệp, về nước năm 1957, gia nhập Phi Ðoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát (tiền thân của Phi Ðoàn 514), ông Nguyễn Ðức Khánh chỉ mới mang cấp bậc Chuẩn Úy.
  4. Trần Mạnh Khôi.  Sơ lược về sự thành lập các đơn vị Không Quân, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9293-S%C6%A1-l%C6%B0%E1%BB%A3c-v%E1%BB%81-s%E1%BB%B1-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-c%C3%A1c-%C4%91%C6%A1n-v%E1%BB%8B-Kh%C3%B4ng-Qu%C3%A2n  Tài liệu này cung cấp nhiều chi tiết quý hiềm về ngày tháng thành lập cũng như tên họ và cấp bậc của các vị chỉ huy của đơn vị của KQVNCH, và sẽ được sử dụng nhiều lần trong bài viết này. 
  5. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 529.  Theo tài liệu này, ông Phạm Long Sửu sinh tháng 11-1925 tại Hà nội, tốt nghiệp khóa huấn luyện hoa tiêu tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang, cấp bậc sau cùng là Ðại Tá.  Sau ngày 30-4-1975, bị tù 13 năm tại VN.  Sau khi sang Hoa Kỳ theo diện HO, ông định cư tại thành phố Glandale, tiểu bang California, và mất năm 2011, thọ 86 tuồi.
  6. Nguyễn Hữu Thiện.  Ngành khu trục trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, tài liệu đã dẫn, cho biết thêm một số chi tiết về ông Phạm Long Sửu như sau: ông đậu thủ khoa Khóa 1 Hoa Tiêu Quan Sát tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang, sau đó được gửi sang Pháp học lái phi cơ khu trục và phản lực tại Salon-de-Provence, và Mecknès, Maroc (Bắc Phi); khi đang mang cấp bậc Ðại Úy, ông trở thành Phi Ðoàn Trường đầu tiên của Phi Ðoàn 2 Khu Trục tại Nha Trang (năm 1964 chuyển ra Ðà Nẵng; tiền thân của Phi Ðoàn 516 Phi Hổ).  Tài liệu này sẽ được sử dụng nhiều trong bài viết này khi đề cập đến các phi đoàn khu trục. 
  7. Nguyễn Hữu Thiện, “Phiên hiệu của các Phi Ðoàn Trong KQVN”, trong Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 352-353 
  8. Võ Ý.  Ngành quan sát không lực VNCH, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://hoiquanphidung.com/showthread.php?9282-Ng%C3%A0nh-Quan-S%C3%A1t-Kh%C3%B4ng-L%E1%BB%B1c-VNCH&s=cfaed16e0f4ddef9f7e5c62fb3a85ee2  Tài liệu này, mà tác giả đã từng là Phi Ðoàn Trường Phi Ðoàn Quan Sát 118 Bắc Ðẩu, cung cấp khá đầy đủ thông tin về ngành quan sát của KQ VNCH dựa vào một số tài liệu tham khảo cũng như đóng góp của các vị niên trưởng trong KQ.  Tài liệu này sẽ được sử dụng nhiều trong bài viết này khi đề cập đến các phi đoàn quan sát.  
  9. Cessna O-1 Bird Dog, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://en.wikipedia.org/wiki/Cessna_O-1_Bird_Dog
  10. U-17 A/B Skywagon, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://www.redstar.gr/Foto_red/Eng/HAF/HAF_U17.html
  11. Phạm Văn Cần.  Phi Ðoàn 427 – C-7A- Caribou: không vận chiến thuật, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9466-Phi-%C4%91o%C3%A0n-427-c-7a-caribou
  12. De Havilland Canada DHC-4 / C-7 Caribou, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://nhungdoicanh.blogspot.ca/2008/08/de-havilland-canada-dhc-4-c-7-caribou.html
  13. Ðỗ Văn Hiếu. Ngành trực thăng trong Không Lực Việt N am Cộng Hòa,  tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9287-Ng%C3%A0nh-Tr%E1%BB%B1c-Th%C4%83ng-Trong-Kh%C3%B4ng-L%E1%BB%B1c-Vi%E1%BB%87t-Nam-C%E1%BB%99ng-H%C3%B2a  Tài liệu này sẽ được sử dụng nhiều trong bài viết này khi đề cập đến các phi đoàn trực thăng.
  14. Sikorsky H-34, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Sikorsky_H-34#Specifications_.28H-34_Choctaw.29
  15. Boeing CH-47 Chinook, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://vietnamwar.wikia.com/wiki/Boeing_CH-47_Chinook
  16. Frankum, Ronald B.  Historical dictionary of the War in Vietnam.  Lanham, Md.: ScarecrowPress, 2011.  Tr. 196-200.
  17. Nguyễn Kỳ Phong.  Từ điển Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1975.  Garden Grove, Calif.: Tự Lực, 2009.  Tr. 421-423
  18. Bell UH-1 Iroquois, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://en.wikipedia.org/wiki/Bell_UH-1_Iroquois
  19. Cessna A-37 Dragonfly, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://en.wikipedia.org/wiki/Cessna_A-37_Dragonfly
  20. Northrop F-5A Freedom Fighter, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://www.wmof.com/f5a.htm
  21. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 403.
  22. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 179-180.
  23. Douglas AC-47 Spooky, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://en.wikipedia.org/wiki/Douglas_AC-47_Spooky#Specifications_.28AC-47.29
  24. Bùi Tá Khánh.  “Chuyến bay tử thần vào Ðồi 31 Hạ Lào”, trong Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 281-284.
  25. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 450.
  26. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 363-365.
  27. Douglas A-1 Skyraider, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://en.wikipedia.org/wiki/Douglas_A-1_Skyraider#Specifications_.28A-1H_Skyraider.29
  28. Nguyễn Văn Ức.  Phi Ðoàn 221 trực thăng,  tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://hoiquanphidung.com/showthread.php?18598-Phi-%C4%90o%C3%A0n-221-Tr%E1%BB%B1c-Th%C4%83ng
  29. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 247-248.
  30. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 428-429.
  31. Trần Phước Hội.  Thành lập Phi Ðoàn 217: giai đoạn H-34, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9448-Th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-Phi-%C4%90o%C3%A0n-217
  32. Cố Trung Tá Phạm Văn Trung PÐT PÐ 249, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://hoiquanphidung.com/showthread.php?2061
  33. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 449.
  34. Thành-Giang.  Hoa không gian 1: những chị Hằng của Phi Ðoàn 314, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://hoiquanphidung.com/showthread.php?21896-Hoa-Kh%C3%B4ng-Gian-1-Nh%E1%BB%AFng-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%B1ng-c%E1%BB%A7a-Phi-%C4%90o%C3%A0n-314
  35. Thành-Giang.  Phi Ðoàn 431 Phượng Long, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_SH/kq/thanhgiang/2015/pd431/LSCCSHTD_SH_kq_thanhgiang_2015_pd431_hashPD431PhuongLong_2015AUG09.htm
  36. Lâm Vĩnh Thế.  Tình báo trong Chiến Tranh Việt Nam, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/tinh-bao-trong-chien-tranh-viet-nam
  37. Phi Ðoàn 716 và Phi Ðoàn 718 Thiên Long, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://phong7bttm.blogspot.ca/2016/02/phi-oan-thien-long-718.html
  38. Douglas EC-47D Dakota,  tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:  http://www.wings-aviation.ch/11-RTAF/2-Aircraft/Douglas-EC-47/Dakota.htm
  39. Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 148.
  40. Fairchild C-119 Flying Boxcar, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Fairchild_C-119_Flying_Boxcar#Specifications_.28C-119C.29
  41. Fairchild C-123 Provider, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Fairchild_C-123_Provider
  42. Lockheed C-130 Hercules,  tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Lockheed_C-130_Hercules#Specifications_.28C-130H.29
  43. Thương tiếc phi hành đoàn AC-119 Tinh Long 7 KQVNCH, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?3136-Th%C6%B0%C6%A1ng-Ti%E1%BA%BFc-Phi-H%C3%A0nh-%C4%90o%C3%A0n-AC-119-T%E1%BB%89nh-Long-7-KQVNCH
  44. Phi Ðoàn Tinh Long 821: những hy sinh dũng cảm, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://chauxuannguyen.org/2013/03/12/phi-doan-tinh-long-821-nhung-hy-sinh-dung-cam/
  45. AC-119K Stinger, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.ac-119gunships.com/the119s/ac119k/gunshipk.htm
  46. Trần Lý.  Những phi vụ hành quân cuối cùng của Không Quân VNCH trên không phận Sàigòn, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%2015-6-24.htm
  47. Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, Lê Ðình Thụy.  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sđd,tr. 425-427.
  48. Phạm Ngọc Sang.  “Trận Phan Rang: hồi ức của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang,” trong Quân sử Không Quân Viêt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 297.  Những người được nói đến trong phần trích dẫn này là: 1) Ðại Tá Lương: là Ðại Tá Nguyễn Thu Lương, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 2 Nhảy Dù; 2) Tr/Tướng Nghi: là Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, tại thời điểm này là Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn III; Ông Lewis: là 1 người Mỹ, chuyên viên về truyền tin do Tòa Ðại sứ Mỹ ở Sài Gòn cử ra để liên lạc. 

Phụ Ðính

Danh Sách Các Phi Ðoàn với Phiên Hiệu và Danh Hiệu

  1. Các Phi Ðoàn Quan Sát
  • Phi Ðoàn 110 Thiên Phong
  • Phi Ðoàn 112 Thanh Xà
  • Phi Ðoàn 114 Sao Mai
  • Phi Ðoàn 116 Sơn Ca
  • Phi Ðoàn 118 Bắc Ðẩu
  • Phi Ðoàn 120 Bạch Yến
  • Phi Ðoàn 122 Họa Mi
  • Phi Ðoàn 124 Thanh Ðiểu

2. Các Phi Ðoàn Trực Thăng

  • Phi Ðoàn 211 Thần Chùy
  • Phi Ðoàn 213 Song Chùy
  • Phi Ðoàn 215 Thần Tượng
  • Phi Ðoàn 217 Thần Ðiểu
  • Phi Ðoàn 219 Long Mã
  • Phi Ðoàn 221 Lôi Vũ
  • Phi Ðoàn 223 Lôi Ðiểu
  • Phi Ðoàn 225 Ác Ðiểu
  • Phi Ðoàn 227 Hải Âu
  • Phi Ðoàn 229 Lạc Long
  • Phi Ðoàn 231 Lôi Vân
  • Phi Ðoàn 233 Thiên Ưng
  • Phi Ðoàn 235 Sơn Dương
  • Phi Ðoàn 237 Lôi Thanh
  • Phi Ðoàn 239 Hoàng Ưng
  • Phi Ðoàn 241 Thiên BẰng 
  • Phi Ðoàn 243 Mãnh Sư
  • Phi Ðoàn 245 Lôi Bằng
  • Phi Ðoàn 247 Lôi Phong
  • Phi Ðoàn 249 Mãnh Long
  • Phi Ðoàn 251 Lôi Thiên
  • Phi Ðoàn 253 Sói Thần
  • Phi Ðoàn 255 Xà Vương
  • Phi Ðoàn 257 Cứu Tinh
  • Phi Ðoàn 259 Nhân Ái

3. Các Phi Ðoàn Ðặc Nhiệm

  • Phi Ðoàn 312
  • Phi Ðoàn 314 Thần Tiễn

4. Các Phi Ðoàn Vận Tải

  • Phi Ðoàn 413 XÍch Long
  • Phi Ðoàn 421 (giải thể đầu năm 1973)
  • Phi Ðoàn 423 (giải thể đầu năm 1973)
  • Phi Ðoàn 425 Kim Long (giải thể đầu năm 1973)
  • Phi Ðoàn 427 Thần Long
  • Phi Ðoàn 429 Sơn Long
  • Phi Ðoàn 431 Phương Long
  • Phi Ðoàn 435
  • Phi Ðoàn 437

5. Các Phi Ðoàn Khu Trục

  • Phi Ðoàn 514 Phượng Hoàng
  • Phi Ðoàn 516 Phi Hổ
  • Phi Ðoàn 518 Phi Long
  • Phi Ðoàn 520 Thần Báo
  • Phi Ðoàn 522 Thần Ưng
  • Phi Ðoàn 524 Thiên Lôi
  • Phi Ðoàn 526 Quỷ Vương
  • Phi Ðoàn 528 Hổ Cáp
  • Phi Ðoàn 530 Thái Dương
  • Phi Ðoàn 532 Gấu Ðen
  • Phi Ðoàn 534 Kim Ngưu
  • Phi Ðoàn 536 Thiên Ưng
  • Phi Ðoàn 538 Hồng Tiễn
  • Phi Ðoàn 540 Hắc Ưng
  • Phi Ðoàn 542 Kim Ưng
  • Phi Ðoàn 544 Hải Ưng
  • Phi Ðoàn 546 Thiên Sứ
  • Phi Ðoàn 548 Ó Ðen
  • Phi Ðoàn 550 Nhện Ðen

6. Các Phi Ðoàn Oanh Tạc

  • Biệt Ðội 615 (giải thể tháng 4-1966)

7. Các Phi Ðoàn Không Thám Ðiện Tử

  • Phi Ðoàn 716 Hoàng Long
  • Phi Ðoàn 718 Thiên Long
  • Phi Ðoàn 720 Hải Long

8. Các Phi Ðoàn Yểm Trợ Hỏa Lực (hay Vận Tải Võ Trang, Gunship, hay Hỏa Long hay Cường Kích)

  • Phi Ðoàn 817 Hỏa Long
  • Phi Ðoàn 819 Hắc Long
  • Phi Ðoàn 821 Tinh Long

9. Các Phi Ðoàn Huấn Luyện

  • Phi Ðoàn 918 Phi Yến (phi cơ quan sát)
  • Phi Ðoàn 920 (phi cơ phản lực T-37)
Phi Đoàn 718 Thiên Long: 33 Năm Nhìn Lại 1975-2008

09/07/2008

Bài hợp ca với Phi Đoàn 718 Thiên Long.

Westminster (Cổ Ngưu)-Tại nhà hàng Paracel Seafood, tối thứ bảy ngày 5 tháng 7 năm 2008 gần 400 quan khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, thân hữu và gia đình phi đoàn 718 tham dự đêm dạ tiệc kỷ niệm 33 năm nhìn lại.

Điều hợp chương trình Thiên Long Vũ Minh Tuấn. Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ, phút mặc niệm, trong phần mặc niệm ban tổ chức đã dành 1 phút để tưởng nhớ về những chiến hữu Thiên Long đã hy sinh vì lý tưởng tự do.

Hiện diện trong buổi họp mặt có Phi Đoàn Phó Phan Văn Lộc và Đại Tá John Griffith Phi Đoàn 360 Hoa Kỳ. Tiếp theo Không Quân VNCH.
Thiên Long Phạm Yên Đằng, trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của toàn thể qúi vị, trong dịp nầy Ông cũng nhắc lại những kỷ niệm một thời cùng các chiến hữu trong Thiên Long Ông nói chúng ta có điều kiện để hằng năm chúng ta gặp nhau nhưng những đồng đội của Thiên Long, những người không may mắn đang sống lây lất tại quê nhà nên hôm nay cũng là dịp để chúng ta gây qũy, kẻ ít người nhiều để nhớ về đồng đội.

Mở đầu chương trình bản hợp ca "Không Quân Hành Khúc" do các anh chị trong phi đoàn trình diễn. Được biết Phi Đoàn 718 Thiên long là một phi đoàn chuyên thực hiện các phi vụ "Không thám điện tử" và nhiều phi vụ đặc biệt góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ quê hương trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Buổi tiệc bắt đầu với chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ thân hữu giúp vui. Đêm hội ngộ 33 năm nhìn lại trong bầu không khí thân thương thể hiện được tình huynh đệ chi binh của những người đã một thời sống chết bean nhau.

https://vietbao.com/a113088/phi-doan-718-thien-long-33-nam-nhin-lai-1975-2008

Phi Đoàn 718 Thiên Long: 33 Năm Nhìn Lại 1975-2008

https://petruskyaus.net/cac-su-doan-khong-quan-cua-quan-luc-vnch-lam-vinh-the/


No comments:

Post a Comment